Văn hóa Hà Nội nhìn từ “café music”

Đôi khi, khán giả cần cái “mộc” của một giọng ca nghiệp dư, cần cái giản dị và say mê của một người bình thường yêu âm nhạc. Đôi khi, những “trò” hò hét và biểu diễn thời trang của các ca sĩ chuyên nghiệp trở thành rất nhàm, rất sáo, thậm chí phản cảm, khi ấy người xem cần cái gì đó bình dị hơn, thô mộc và gần gũi với họ hơn. Họ, phần nhiều là giới trẻ, đã tìm đến các quán cafe âm nhạc.

Đôi khi, khán giả cần cái “mộc” của một giọng ca nghiệp dư, cần cái giản dị và say mê của một người bình thường yêu âm nhạc. Đôi khi, những “trò” hò hét và biểu diễn thời trang của các ca sĩ chuyên nghiệp trở thành rất nhàm, rất sáo, thậm chí phản cảm, khi ấy người xem cần cái gì đó bình dị hơn, thô mộc và gần gũi với họ hơn. Họ, phần nhiều là giới trẻ, đã tìm đến các quán cafe âm nhạc.

lGóc nhạc Trịnh trong một quán café music tại Hà Nội. (Ảnh minh họa).
Góc nhạc Trịnh trong một quán café music tại Hà Nội. (Ảnh minh họa).

Ở Hà Nội những quán “café music” vẫn là điểm thu hút được nhiều người đến nhất trong các hoạt động kinh doanh mang tính chất giải trí. Quán mở đĩa CD đã trở nên quá bình thường, chẳng khác với nghe nhạc ở nhà là mấy. “Live music” tác động trực tiếp, nhanh và sống động hơn tới giác quan của con người.

Các quán loại này khá đa dạng về phong cách trang trí cho không gian âm nhạc cũng như cách thức, nhạc cụ biểu diễn. Những phòng trà sang trọng, lịch sự còn mời cả ca sĩ đến biểu diễn, chẳng hạn như “Aladin” của ca sĩ Thanh Hoa ở khách sạn Thắng Lợi, “Z cafe” trên phố Tông Đản… Một số quán khác mời các giọng ca nghiệp dư hơn: “Serenade”, “Paloma” ở phố Lý Thường Kiệt…

Các quán này thường cho khán thính giả thưởng thức những ca khúc cách mạng, tiền chiến, và đôi khi cả nhạc trẻ nữa. Không gian ấm áp, lịch sự với ghế salon, bàn cắm hoa tươi và cung cách phục vụ của nhân viên lịch thiệp, chu đáo.

Tại Hà Nội, Café nhạc Trịnh trở thành điểm đến của những “khách hàng trung thành” – những người yêu Trịnh. Nếu là người yêu những tình khúc nồng nàn trữ tình của Trịnh Công Sơn, bạn có thể đến “Trịnh Ca” ở 359 Nguyễn Khang vào tối thứ 5 và chủ nhật, đến “Nhạc-Tranh” ở ngõ 61 Thái Thịnh vào tối thứ 4,  ngoài ra bạn có thể đến “Café Nhạc Trịnh” ở 101 Trung Kính… Ở đó, bạn có thể nghe những người yêu Trịnh hát, nghe những bản nhạc độc tấu guitar hay hòa tấu guitar-violon do các nghệ sĩ trong dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn, thậm chí bạn có thể lên hát.

Một loại quán café âm nhạc khác dành cho tất cả mọi loại người với các sở thích âm nhạc khác nhau, đó là các quán chơi nhiều thể loại âm nhạc, chẳng hạn như “Cappuccino” ở Nguyễn Chí Thanh, quán 333 Kim Mã… Các quán này chơi đủ mọi loại nhạc, từ nhạc đỏ, nhạc tiền chiến, nhạc vàng cho đến nhạc nước ngoài, nhạc Trịnh, nhạc trẻ và nhạc cổ điển nữa…

Để phục vụ nhu cầu của mọi người, nhất là lớp trẻ, các chủ quán cafe đã rất cố gắng thu hút khách hàng bằng nhiều chiến lược kinh doanh, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ: đọc sách, nghe nhạc, ngắm tranh ảnh…

Café âm nhạc là một trong những cách thức kinh doanh ấy, nhưng xung quanh đó cũng có nhiều chuyện để lo lắng đối với cả chủ quán và khách hàng. Trong nỗ lực tạo dựng cho mình một phong cách riêng, các quán này không thể tránh được tình trạng lặp đi lặp lại đến nhàm chán một số ca khúc và cả phong cách trình diễn.

“Aladin” uy tín là thế mà cũng bị khán giả kêu: “Càng ngày chương trình càng nhàm. Thanh Hoa hát hay thật đấy, nhưng ngày nào cũng “Tàu anh qua núi”!”.

 “Nhạc-Tranh” một thời chật cứng người, có nhiều hôm khách đến cửa phải quay về vì hết chỗ (kể cả chỗ ngoài sân), bây giờ cũng thưa dần, bởi quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài chục bản nhạc cổ điển của Betthoven, Mozart, Paganini, vài bản nhạc nước ngoài, vài bản nhạc quen thuộc của Trịnh và một số bản nhạc trữ tình khác…

“Trịnh Ca” hay quán “Nhạc Trịnh” ở Trung Kính cũng có chung tình trạng này. Khách hàng thấy nhàm chán, còn chủ quán cũng lười biếng và dường như bất lực trong việc thay đổi “thực đơn” âm nhạc. Âu cũng là khó khăn không tránh khỏi của các quán café, nơi mà âm nhạc không được chọn làm yếu tố trung tâm như trong một không gian nghệ thuật, một không gian văn hóa.

Phạm Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.