Vận hành thử nghiệm Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL

Đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vn trên máy vi tính. (Ảnh chụp màn hình)
Đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vn trên máy vi tính. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Bộ Tư pháp vừa ban hành công văn đề nghị tổ chức cài đặt Ứng dụng Phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật trên điện thoại di động hoặc truy cập đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vn trên máy vi tính trong thời gian vận hành thử nghiệm Hệ thống thông tin.

Thực hiện Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 05/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật”, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Hệ thống thông tin). Hệ thống thông tin được xây dựng, vận hành đã cụ thể hóa mục tiêu, nội dung xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Hệ thống thông tin được xây dựng nhằm tạo kênh thông tin chính thức, minh bạch, thuận tiện để cá nhân, tổ chức phản ánh các bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đồng thời, hệ thống còn hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và phản hồi các phản ánh, kiến nghị một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định. Theo đó, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng Phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật trên điện thoại di động (app.mobile) hoặc truy cập đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vntrên máy vi tính, tạo tài khoản để gửi phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống thông tin được tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VNeID).

Hệ thống thông tin được tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VNeID).

Hệ thống thông tin được tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VNeID) nhằm đảm bảo tính xác thực của người dùng, nâng cao chất lượng các ý kiến và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật để nhanh chóng trích xuất các quy định trong văn bản cụ thể. Như vậy, thay vì phải gửi văn bản hoặc trực tiếp đến các cơ quan để phản ánh thì giờ đây, người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng sử dụng trên điện thoại di động (app mobile) và website sử dụng trên máy vi tính, phản ánh trực tiếp, chính xác tới các điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp nhận phản ánh, Hệ thống thông tin sẽ tự động phân loại và chuyển đến các Bộ, ngành, địa phương liên quan để xem xét, xử lý và phản hồi kết quả xử lý. Quá trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị sẽ chịu sự theo dõi, giám sát, đánh giá của người gửi phản ánh, kiến nghị, các cơ quan liên quan và kết quả xử lý được công khai gắn với từng văn bản trên Hệ thống.

Để vận hành chính thức theo kế hoạch của Đề án 244 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (dự kiến tháng 6/2025), sau khi được cơ quan chức năng đánh giá mức độ an toàn, bảo mật và các tính năng phục vụ chuyên môn, ngày 07/5/2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2498/BTP-KTVB&QLXLVPHC gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tổ chức cài đặt Ứng dụng Phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật trên điện thoại di động (app mobile) hoặc truy cập đường dẫn https://paknvbqppl.moj.gov.vn trên máy vi tính, tạo tài khoản để gửi phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị đó trên Hệ thống trong thời gian vận hành thử nghiệm.

Việc Bộ Tư pháp vận hành thử nghiệm, làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện, tham mưu vận hành chính thức Hệ thống thông tin sẽ góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời thể hiện sự cầu thị, chủ động lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống.pdf

Đọc thêm

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường sắt

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần bổ sung thêm phương thức chọn các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào những dự án đường sắt Nhà nước dự kiến đầu tư bằng ngân sách nhà nước, có thể đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần.

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV
(PLVN) - Chiều 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.