Vấn đề hệ trọng

Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Thanh Bình nhận định việc giới thiệu nhân sự khóa 13 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Thanh Bình nhận định việc giới thiệu nhân sự khóa 13 đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra
(PLO) - Giới thiệu nhân sự khóa 13 là vấn đề hệ trọng, khâu then chốt bởi nhân tố con người luôn luôn giữ vai trò quyết định thành bại trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế. Công tác chuẩn bị nhân sự lần này diễn ra một cách bài bản, kỹ càng, có thời gian dành cho sự lựa chọn, cân nhắc, sàng lọc để có những con người ưu tú nhất, xứng đáng với cương vị được giao và đảm trách tốt cương vị đó.

Đáng chú ý nhất là việc nhìn nhận, đánh giá và nghiêm túc rút ra bài học từ công tác cán bộ trong một quá trình dài trước đây để khắc phục những yếu kém tồn tại trong lĩnh vực này.

Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó ban Tổ chức Trung ương nhận định: “Việc giới thiệu nhân sự khóa 13 đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra, bước đầu góp phần khắc phục hiện tượng chạy quy hoạch hoặc vận động, xin phiếu giới thiệu thông qua quen biết”.

Rõ ràng đã từng diễn ra và tồn tại tình trạng “chạy quy hoạch” theo các kiểu khác nhau dựa trên các yếu tố đã được dư luận khái quát: “Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ,..” và xếp cuối mới là “trí tuệ”. Cái đáng mừng là những người lãnh đạo đã sáng suốt nhìn ra tình trạng này và quyết liệt khắc phục nó. Một lộ trình đã được đặt ra từ rất sớm, có những bước đi cụ thể, quy định chặt chẽ, tiêu chuẩn rõ ràng,... để chuẩn bị cho nhân sự cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021 - 2026 từ Trung ương đến địa phương.

Việc chuẩn bị kỹ càng đó là cơ sở để có niềm tin chắc chắn rằng, lớp cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ tới sẽ khác trước, hơn trước cả về năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức và lối sống và sẽ không đi vào “vết xe đổ” của nhiệm kỳ trước là không ít trường hợp “ngã ngựa giữa đường”, thậm chí phải vào “lò thiêu” tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định và đây phải coi là phương châm hành động trong công việc lựa chọn cán bộ: “Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch...”.

Và, để thực hiện điều đó, các nhà tổ chức cán bộ đã dùng cụm từ “không để lọt” những người như thế vào Trung ương, “lọt” là một động từ đắt giá, diễn tả một cách chính xác động tác của “con lươn, con chạch”.

Một yếu tố nữa như một chế tài đảm bảo cho lộ trình lựa chọn cán bộ đạt tới mục tiêu đề ra, đó là xác định nơi nào làm không trung thực, không đúng phải xem xét xử lý. 

Hội tụ đầy đủ các yếu tố, từ quyết tâm chính trị đến nghiêm túc thi hành, từ chủ trương đến thực hiện, từ giám sát đến xử lý,... đồng thời cũng là một sự hội tụ của lòng dân - ý Đảng thì chắc chắn đất nước có một đội ngũ cán bộ xứng tầm! 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.

Sẵn sàng cho giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9

Đông đảo người dân đến chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí nằm trong khuôn khổ giao lưu HNQPBG Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
(PLVN) - Sự kiện giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 là điểm nhấn kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất.

Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Hoàn thiện thể chế phải đi trước một bước

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ 3 về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp lần thứ 3. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Ưu tiên cơ sở vật chất dôi dư phục vụ mục đích công ích, công cộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Ngay chiều 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 2: Không ai bị bỏ lại, niềm tin được củng cố

Sau 17 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Sự thống nhất trong chỉ đạo, minh bạch trong thực thi và bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ thuộc diện sắp xếp… là nền tảng vững chắc cho “cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bởi lẽ, niềm tin và sự đồng thuận cao cũng là mục tiêu mà mọi cải cách hướng đến.