Vẫn còn khó khăn trong công tác thống kê, công bố số liệu sinh, tử

Vẫn còn khó khăn trong công tác thống kê, công bố số liệu sinh, tử
(PLVN) -Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch (Chương trình CRVS) qua 3 năm triển khai, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo về các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch.

Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch: áp dụng tại 63/63 tỉnh thành

Khẳng định tầm quan trọng của công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, đăng ký, quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền hợp pháp của công dân, đảm bảo thực hiện một số quyền con người cơ bản, thiết yếu như quyền được khai sinh, có họ, tên, xác định mối quan hệ cha-mẹ-con…, có ý nghĩa không nhỏ trong việc quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của quốc gia…

 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, hiện nay trong bối cảnh Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, xã hội, góp phần đảo đảm ngày một tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 phê duyệt Chương trình CRVS, giai đoạn 2017-2024 và Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Cho tới nay đã Chương trình đã trải qua 3 năm triển khai, Bộ Tư pháp tích cực phối hợp làm việc với các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ đó đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng đồng thời cũng còn những tồn tại và hạn chế, khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai.

 

Theo ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thông tin tại hội nghị, trong 3 năm qua, Bộ Tư Pháp đã thường xuyên trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương; trả lời 888 công văn hướng dẫn nghiệp vụ; có văn bản trao đổi với các bộ, ngành có liên quan đến các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. Bộ Tư pháp cho tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình đăng ký thống kê hộ tịch tại các địa phương. Các Sở Tư pháp cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra tình hình đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch cấp huyện, cấp xã… 

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cho triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, áp dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung. Theo đó, Bộ đã xây dựng và phê duyệt đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” từ năm 2015. Ban đầu, Đề án chỉ thực hiện thí đểm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sau đó, Bộ quyết định mở rộng phạm vi triển khai trên toàn quốc. Kết quả là đến nay, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã được áp dụng tại 63/63 tỉnh thành, trong đó hơn 40 địa phương đã kết nối Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh/thành phố với Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung để thực hiện liên thông thủ tục hành chính: đăng lý khai sinh- cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi…

Tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử vẫn là thách thức lớn

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình CRVS vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức. Một trong số đó là công tác thống kê, công bố số liệu sinh, tử. Cụ thể, nguồn số liệu sinh tử chỉ có một (sự kiện hộ tịch thực tế), nhưng lại có nhiều cơ quan có trách nhiệm thu thập số liệu thống kê. Mỗi cơ quan lại thống kê theo cách thức khác nhau, chủ yếu phục vụ mục đích quản lý của ngành mình mà chưa có sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu. 

Nhiều địa phương không lấy được tổng số sinh, tử thực tế từ ngành y tế mà công chức tư pháp-hộ tịch phải trực tiếp thông kê từ các nguồn như: trưởng thôn, bản/Tổ trưởng dân phố…dẫn đế tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử vẫn là một thách thức lớn. 

Đối với quy định về cấp Giấy báo chứng tử, theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và nhiệm vụ được giao trong Chương trình CRVS, Bộ Y tế có trách nhiệm về xây dựng Thông tư quy định về trình tự, thủ tục cấp và biểu mẫu Giấy báo tử. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa ban hành được thông tư này. Chính vì vậy, việc đăng ký khai tử tại các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. 

Phản ánh về vấn đề này, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, xây dựng thông tư về giấy báo tử, thu thập về nguyên nhân tử vong giấy báo tử là một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng chính phủ giao Bộ Y tế thực hiện, nhưng đang vấp phải nhiều vướng mắc. 

“Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến 2024, ngành Y tế phải thu thập được 50% nguyên nhân tử vong tại cộng đồng. Thế nhưng đây được xem là thách thức lớn. Trong thông tư quy định về cấp giấy báo tử còn yêu cầu cấp giấy chứng nhận về nguyên nhân tử vong y tế, tuy nhiên Bộ Y tế chỉ thu thập được nguyên nhân tử vong và cấp giấy chứng tử cho những người chết tại cơ sở y tế, còn lại đối với nguyên nhân tử vong liên quan đến thi hành án tử hình hay chết ngoài cộng đồng…lại liên quan đến ủy ban cấp xã, tòa án, Bộ Công an…Yêu cầu đặt ra lúc này là cần phải có một cơ chế phối hợp về trách nhiệm và Bộ Y tế không có thẩm quyền quy định trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan”, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết.

Trước những khó khăn và thách thức, Bộ Tư pháp cũng đã đưa ra một số giải pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tử hiện có; có giải pháp để các định tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử. Bộ Y tế cần khẩn trương triển khai nhiệm vụ được trao trong Chương trình CRVS; có giải pháp tăng cường quản lý chặt chẽ việc cấp giấy chứng sinh, thu thập, thống kê sốn liệu sinh, tử thông qua ứng dụng công nghệ thông tin; chia sẻ, thống nhất với ngành Tư pháp để tính tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử… 

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.