Vẫn còn dư âm một số vụ án gây tranh cãi về quyền con người trong tố tụng

(PLVN) - Ngày 30/3, thảo luận ở hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nêu một số tồn tại, hạn chế trong công tác tư pháp. Đáng chú ý là tình trạng vẫn còn những vụ án khiến dư luận băn khoăn.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) nhận định, mặc dù bối cảnh còn nhiều khó khăn chung, nhất là ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, các cơ quan tư pháp đã nỗ lực đổi mới, trong đó có nhiều giải pháp đột phá, để cơ bản hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt chỉ tiêu QH đề ra, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn, trăn trở của cử tri, nhân dân về những hạn chế, bất cập của cơ quan tư pháp nhiệm kỳ qua. Cụ thể là trong án hình sự có nhiều vụ án lớn, án điểm được xử lý tốt theo báo cáo của ngành Tòa án, không để xảy ra oan sai, kết án oan người vô tội. Nhưng dường như đâu đó vẫn còn dư âm một số vụ án gây tranh cãi, được dư luận quan tâm về quyền con người trong tố tụng, về việc áp dụng các quy tắc điều tra, truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo.
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo.

Ông đề nghị báo cáo của các cơ quan tư pháp cần đánh giá đầy đủ, chặt chẽ, khách quan hơn về chất lượng công tác kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự, vấn đề kiểm sát tạm đình chỉ điều tra, công tác của các cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) cần được quan tâm hơn. Báo cáo của VKSNDTC cần thẳng thắn nhìn nhận dư luận cử tri cho rằng số lượng vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp được phát hiện, khởi tố, điều tra trung bình 50 vụ/năm là chưa thực sự phản ánh đúng tình hình vi phạm trong hoạt động tư pháp.

“Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm cho vấn đề này, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của các cơ quan tư pháp và trong hoạt động tư pháp tố tụng nói riêng”, ĐB Tạo nhấn mạnh.

Đối với ngành Tòa án, vấn đề được cử tri quan tâm là chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án. Tình trạng các vụ án dân sự thời gian qua kéo dài hơn rất nhiều so với thời hạn quy định theo pháp luật tố tụng. Cạnh đó, có những vụ án qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm 2-3 vòng, kéo dài 5-10 năm...

Lưu ý giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử nhưng nhiều người dân cứ nghĩ đây là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến niềm tin và công lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đại biểu Tạo đề nghị ngành Tòa án có giải pháp hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề này.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
 Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.

Cũng bàn đến giám đốc thẩm, tái thẩm, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn ĐBQH Bến Tre) đề nghị Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), VKSNDTC, Ủy ban Tư pháp, Ban Dân nguyện và một số ĐBQH có quan tâm đặc biệt đến công tác tư pháp cần dành thời gian làm việc, nhất là giải quyết những vụ án, vụ việc giám đốc thẩm, tái thẩm, đơn thư tố cáo hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp để làm rõ, xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.

Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu, tái nghiên cứu khách quan nhất, cẩn trọng nhất những vụ án, vụ việc mà đương sự, gia đình kiến nghị kéo dài, quyết liệt, dư luận bức xúc cũng như những phương pháp làm việc của các cơ quan tư pháp, không được bàng quan trước tiếng kêu của nhân dân, đoạn tuyệt với thái độ, định kiến tiêu cực trong tư pháp như cứ bị bắt, cứ xử là có tội.

Trước đó, vào sáng 25/3, QH đã nghe các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của TANDTC, VKSNDTC và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về các báo cáo này.

Theo Chánh án TANDTC  Nguyễn Hòa Bình, trong nhiệm kỳ qua, hệ thống TAND đã hoàn thành nhiệm vụ xét xử đạt và vượt các chỉ tiêu yêu cầu quan trọng của QH giao với chất lượng cao. Các tòa án đã thụ lý hơn 2,4 triệu vụ việc, giải quyết được gần 2.376.000 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6%.

Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5% đạt chỉ tiêu nghị quyết của QH, đặc biệt đã xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 99,5%. Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp kết án oan người không có tội.

Còn theo Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí, trong nhiệm kỳ qua, ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố gần 375.900 vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết gần 1.714.000 vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hơn 33.000 vụ án hành chính.

Toàn ngành đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TANDTC, Ban Nội chính Trung ương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo; thông qua công tác kiểm sát đã góp phần hạn chế các trường hợp khởi tố oan và bỏ lọt tội phạm. Những trường hợp bị khởi tố, điều tra oan chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giảm dần theo từng năm và giảm gần 53% so với nhiệm kỳ trước.

Thẩm tra các báo cáo của TANDTC và VKSNDTC, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga khẳng định, kết quả công tác của hai cơ quan trong nhiệm kỳ qua có nhiều chuyển biến tích cực, về cơ bản đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, yêu cầu trong các nghị quyết của QH, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện; góp phần quan trọng giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đọc thêm

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.