Nước mình chỉ còn thua Thái Lan, Trung Quốc chưa đưa “giáo dục di sản” vào chương trình phổ thông. Luật Di sản đã đi vào đời sống mấy chục năm rồi. Chưa kể đến “Cục Di sản”, “Hội Di sản”, “Phòng Di sản”, “Câu lạc bộ Di sản”, “Tạp chí Di Sản”. Rồi mấy năm nay còn có “Ngày Di sản Việt
Một câu hỏi lớn có tính xâu chuỗi làm “đau khổ” những nhà văn hóa đương thời, như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, họa sĩ Phan Cẩm Thượng, cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng hay nhà văn hóa dân gian Tô Ngọc Thanh. Ít nhiều tôi đã được đọc các ông viết, nghe các ông nói… và thấy những điều các ông nhắc đến, rung chuông, cảnh báo cách đây 20 năm rồi. Nhưng “nó” vẫn xảy ra – như những lời tiên tri vào một nền văn học đang “ăn xổi ở thì”.
Người anh em gần nhất với văn chương là điện ảnh, gần đây đã quay lưng lại với “truyện ngắn”, “tiểu thuyết” chuyển thể thành kịch bản phim made in Việt Nam. Những “Cô gái xấu xí”, “Cô nàng bất đắc dĩ”, “Ngôi nhà hạnh phúc”… ào ạt vào Việt Nam và ngự chiếu trong những giờ vàng của truyền hình làm bao người thế hệ U40-50 kinh ngạc. Có phải văn chương của chúng ta nghèo đến mức không có tác phẩm cốt truyện hay? Đời sống đương đại quá bình ổn để tạo tầng tầng, lớp lang cho một kịch bản hấp dẫn? Chỉ biết chúng ta đang chảy máu về văn hóa cho những gì chúng ta phải bỏ tiền ra mua, nhưng lại không thuộc về mình.
Người ta bảo, đến một miền đất, nếu chợ là nơi phản ánh đời sống vật chất thì hệ thống nhà sách, thư viện phản ánh đời sống tinh thần của dân sở tại. Dạo qua các nhà sách, mảng “văn học trong nước” chiếm ¼ đầu sách là “truyện ma” được các nhà xuất bản Văn học, Thanh niên, Lao động, Thanh Hóa… nhiệt tình in ấn. Nếu Bồ Tùng Linh sống lại, ông hẳn sẽ bàng hoàng mà chết ngất bởi “Liêu trai chí dị” đời ông sẽ phải “chạy đứt hơi” trước “Con ma nhà họ Lý”, “Tiếng ai khóc trong nhà mồ”, “Vong hồn Năm bánh ú”…bây giờ. Đó là mảng sách không biết có phải là sách, người ta trích dịch từ nguồn nào? Chỉ biết, nếu cần mua một cuốn sách “văn học giải trí” mới toanh của các nhà văn trong nước là một đòi hỏi…xa xỉ và đẫm buồn.
Tiếp theo, một phần tư đầu sách là tuyển tập và tinh tuyển. Trong tay tôi duy nhất cuốn “Truyện ngắn trẻ em chọn lọc 1994 – 1998” gồm 38 truyện ngắn của các tác giả, “sinh ra” trong cuộc thi “Tác phẩm tuổi xanh” là không bị “đụng hàng”. Có nghĩa những truyện ngắn đã in ở đây, tôi không “bị” mua lại ở những “tinh tuyển” khác. Còn lại là sự chồng chéo mà tôi không biết “tại sao lại thế”?
Nếu như “phim làm lại” có người đánh giá là hành động “đâm đầu vào đá” của ngành công nghiệp giải trí hàng đầu – điện ảnh, thì nghệ thuật không chấp nhận. Đồng nghĩa với “phim làm lại” là “truyện in lại” của các nhà văn, nhà xuất bản. Sự lặp lại, chồng chéo đến kinh hoàng khiến người đọc phát cáu. Muốn bỏ tiền ra mua “Truyện ngắn tuổi 20” (Nhà xuất bản Phụ nữ) lại đụng “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Các “tinh tuyển văn học Việt Nam qua các thời kỳ” của NXB Hội Nhà văn được những cái tên “Muối của rừng”, “Con đường sống”… thì chao ôi, gặp lại hết tất cả truyện của tất cả các nhà văn lừng danh với các truyện ngắn tiêu biểu trong sự nghiệp của họ. Chỉ tính riêng truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” của nhà văn Dạ Ngân, tôi có trong tay 5 quyển mà các nhà xuất bản in đi in lại làm khổ người mua sách. Chưa nói đến cuốn “Dạ Ngân, Nguyên Quang Thân, hai mươi sáu tình yêu và tác phẩm” được chính tác giả tự tuyển, NXB Phụ nữ in năm 2001.
Đừng ai đổ lỗi cho văn học mạng đang hút mất 50% lượng người đọc khiến các nhà xuất bản phải vất vả kéo độc giả về với thị trường sách. Những cuốn sách mới tinh nhưng không quyến rũ nổi tôi nữa nếu không có “mới toàn phần” của nội dung thay vì “nhặt” lại những gì “hay nhất” trong quá khứ, in ra dưới một cái bìa sách mới tinh. Thật là kỳ cục khi vô tình (hay cố ý) tự đánh mất người đọc mà văn chương phải mất bao thời gian mới chinh phục được người ta đọc sách bằng chính sự tươi mới (như xem phim cuối cùng kết thúc như thế nào) chứ không phải xem phim ta-làm-lại-khác với nước ngoài như thế nào…
Vẫn biết viết một truyện ngắn hay không dễ. Một bài thơ cũng vậy. Nhưng cứ tình trạng in ấn như bây giờ “chỉ mới cái bìa”, vô hình trung tự chính chúng ta (các nhà văn + NXB) “ám sát” chính mình. Lấy một câu chuyện nhỏ, sinh động chứng minh cho việc in lại làm người ta “không chơi với mày nữa” là tờ Văn nghệ - tờ báo của Hội Nhà văn Việt
Vũ Thị Huyền