Văn chương của Lê Lựu là thứ văn chương vắt ra từ gan ruột…

Cuốn sách Văn chương và Số phận của nhà văn Lê Lựu.
Cuốn sách Văn chương và Số phận của nhà văn Lê Lựu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà văn Lê Lựu (1938 - 2022), sinh ra tại thôn Mãn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là một tác giả quan trọng của nền văn học cách mạng, nhất là sau đổi mới 1986.

Nhà văn Lê Lựu đã xuất bản hơn 40 đầu sách, với nhiều tác phẩm văn chương rất có giá trị như: “Người cầm súng”, “Phía mặt trời”, “Trong làng nhỏ”, “Người về đồng cói”, “Chuyện làng Cuội”... Đặc biệt, nhiều tác phẩm của ông đã được các đạo diễn chuyển thể sang kịch bản phim như: “Thời xa vắng”, “Sóng ở đáy sông”... được khán giả rất yêu thích.

Sinh thời, nhà văn Lê Lựu trải qua nhiều chuyện không vui và bệnh tật. Những ngày trước khi qua đời, ông phải trải qua cảnh “uống thuốc nhiều hơn ăn cơm” với nhiều căn bệnh như: đái tháo đường, tim mạch, gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến… Giới sáng tác văn học nghệ thuật cho rằng, ông là một điển hình về bản lĩnh vượt qua những nghịch cảnh của đời riêng, biến số phận thành văn chương và nhỏ máu vào từng con chữ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn, nhà văn Lê Lựu có cuộc đời nổi chìm, cơ cực, cương cường cũng như văn chương của ông. Sự rèn luyện về văn chất và bản chất con người của Lê Lựu luôn không ngừng nghỉ. Kể cả khi ông mất đi, những dòng chữ mà ông chuẩn bị từ trước đều là trình bày một sự thật, rất khốc liệt, rất cay đắng nhưng vấn đề đó là sự thật.

“Văn chương cũng như số phận của nhà văn Lê Lựu có nhiều khúc quanh bước ngoặt mà cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” vừa mới ra mắt đã chạm đến, đã chia sẻ, đồng hành, đớn đau và kiêu hãnh về ông, cho ông - một nhà văn của nhân dân và Tổ quốc”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn chia sẻ.

Đại tá, nhà văn Lê Lựu lúc sinh thời.

Đại tá, nhà văn Lê Lựu lúc sinh thời.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ, nhà văn Lê Lựu từng sống một cuộc đời nhưng tồn tại bên trong là những con người khác nhau: công dân, nhà văn, bệnh nhân và một người nổi tiếng. Tất cả vẫn luôn đau đáu, trăn trở bởi nhịp đập con tim đầy mẫn cảm với cuộc sống, để trong gần 60 năm cầm bút, với hơn 40 đầu sách để đời, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một tài sản khổng lồ, đóng góp cho nền văn chương nước nhà nhiều tác phẩm kinh điển làm rung động đời sống văn học Việt Nam.

Đầu tháng 8 vừa qua, cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” ra mắt như một lời tri ân những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà. Cuốn sách do Viện Nhân học Văn hóa xuất bản, với gần 350 trang sách, gồm gần 50 bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu viết về sự nghiệp văn chương, cuộc đời và số phận của nhà văn Lê Lựu.

“Văn chương của Lê Lựu là thứ văn chương vắt ra từ gan ruột. Ông sống và nghĩ như thế nào thì viết ra như thế. Bởi thế mà văn chương của ông khác biệt. Và chính sự khác biệt này đã lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp cho cuộc sống”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

Nói về văn chương của nhà văn Lê Lựu, giáo sư Trần Đăng Suyền nhận xét, Lê Lựu là nhà tiểu thuyết tài năng. Tiểu thuyết của ông có vị trí quan trọng trong văn học thời kỳ đổi mới. Đó là những cuốn tiểu thuyết đã đi sâu vào phương diện thế sự, đời tư, phát hiện ra nhiều cái hài hước và nhiều bi kịch liên quan đến vấn đề nhức nhối của đời sống cộng đồng cũng như cá nhân.

Thật vậy! Bởi, trong một cuộc phỏng vấn về tiểu thuyết “Thời xa vắng”, nhà văn Lê Lựu từng thốt lên: “Cái đầu tiên mà mọi người nhận ra là mình không nói dối nữa. Mình nói thật với cuộc đời về cuộc đời đó rồi”. Như vậy có thể khẳng định Lê Lựu khao khát sự thật, muốn nói thật đến mức nào.

Văn chương và số phận của nhà văn Lê Lựu luôn là một hành trình mở. Chúng ta có thể thống kê các nhân vật, khái quát, bình phẩm nội dung và nghệ thuật, từ chủ đề tư tưởng tới cung cách hành văn, từ câu cú ngắn dài tới những thông điệp mà văn chương của ông đã trình ra trong đời sống bằng các tiểu luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đã có nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình rất thành công, tạo sóng dư luận từ các truyện ngắn, tiểu thuyết của Lê Lựu. Bản thân ông cũng rất hăng say với điều này.

“Từ sau khi bố qua đời, ý tưởng tập hợp các bài viết, bài báo của bố, tập hợp những hình ảnh lưu niệm đời thường, cũng như những bài viết của đồng nghiệp và bạn bè về bố, kể cả những cảm nghĩ của các cựu chiến binh Mỹ như: nhà thơ Kevin Bowen, nhà thơ Bruce Weigh… được tôi và em trai trao đổi với nhà văn Phùng Văn Khai. Chúng tôi được nhà văn Phùng Văn Khai hưởng ứng, cùng bàn cách triển khai… Đến nay cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” đã được xuất bản, chủ yếu đã tập hợp được các bài viết đề cập đến các tác phẩm lớn của bố, có một số bài đề cập đến thế giới quan, thái độ sống và làm việc, quan hệ với bạn bè văn chương của bố”, chị Lê Hạnh Lê - con gái nhà văn Lê Lựu chia sẻ.

Nhiều nhà văn, nhà thơ chia sẻ rằng, với trí tuệ, tài năng và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sáng tác, Đại tá - nhà văn Lê Lựu xứng đáng được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. “Cuộc đời của nhà văn Lê Lựu khái quát sự phấn đấu không ngừng. Và, từ cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận”, giới sáng tác nghệ thuật có thể dựa theo đó mà viết thành kịch bản, nhằm tri ân những cống hiến to lớn của ông”, nghệ sĩ ưu tú Lê Thiện cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)

Suốt đời học làm thầy

(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Đọc thêm

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?