Valentine ở Vũ Hán mùa dịch

Yan Zhanfei và người vợ y tá không gặp nhau đã một tháng qua vì đều bận chống Covid-19. Họ tính hết dịch sẽ tổ chức bữa ăn gia đình để bù đắp lễ Tình nhân đã bỏ lỡ.

Y tá Chen Ying và bạn trai Huang Qianrui dự định đăng ký kết hôn vào lễ Tình nhân (Valentine's day) này nhưng sự xuất hiện của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) đã phá vỡ kế hoạch của họ. Hôm 25/1, Chen Ying cùng năm đồng nghiệp nhận được thông báo khẩn từ cấp trên và lập tức trở lại bệnh viện Đại học Y Khoa tỉnh Chiết Giang để bước vào "chiến trường" chống Covid-19.

Chen Ying và bạn trai gặp lại nhau hôm 6/2 nhưng chỉ có thể trò chuyện qua điện thoại, không thể chạm vào nhau bởi tấm kính cách ly. Sau vài phút trò chuyện ngắn ngủi, họ hôn nhau qua lớp kính mà nước mắt lăn dài. Trong dịp Valentine này, họ không có cơ hội đem đến bất ngờ cho đối phương như mọi năm.

Y tá Chen Ying và bạn trai Huang Qianrui hôn nhau qua tấm kính cách ly ở bệnh viện Đại học Y Khoa tỉnh Chiết Giang. Ảnh: CNNews.

Y tá Chen Ying và bạn trai Huang Qianrui hôn nhau qua tấm kính cách ly ở bệnh viện Đại học Y Khoa tỉnh Chiết Giang. Ảnh:CNNews.

Không chỉ Chen Ying và Huang, nhiều đôi uyên ương khác cũng có một mùa Valentine đầy ảm đạm bởi Covid-19. Yan Zhanfei và Tie Xiao đã không gặp nhau trong một tháng qua. Lễ tình nhân này, đôi vợ chồng trẻ cũng chẳng có cơ hội bên nhau. Yan Zhanfei là cảnh sát quận Caidian, thành phố Vũ Hán, còn vợ anh, Tie Xiao, là y tá. Cả hai đang làm việc ở tuyến đầu của cuộc chiến chống Covid-19 và để lại đứa con trai hai tuổi cho ông bà chăm sóc.

Yan Zhanfei và Tie Xiao luôn nhớ về nhau, thường gọi video cho nhau giữa lịch trình công việc bận rộn. Họ cũng lắp camera tại nhà để nhìn thấy con trai và bố mẹ từ xa.

Cứ hai tuần, Yan sẽ mua thực phẩm và đồ dùng cần thiết đặt ở cửa cho bố mẹ và con trai. Anh không bước vào nhà vì sợ có khả năng lây nhiễm cho gia đình. Một lần, khi Yan mang thực phẩm đến nhà và chưa kịp rời đi, con trai anh nhìn thấy. Cậu bé khóc to đòi bố ôm nhưng Yan đành gạt nước mắt và quay lưng đi.

"Vợ tôi và tôi đã thống nhất sẽ tổ chức một bữa tiệc gia đình sau khi dịch bệnh được dập tắt để bù đắp cho lễ Tình nhân đã bỏ lỡ của chúng tôi," Yan nói.

Yan Zhanfei mua thực phẩm cho bố mẹ và con trai nhưng không bước vào nhà. Ảnh: China Daily.

Yan Zhanfei mua thực phẩm cho bố mẹ và con trai nhưng không bước vào nhà. Bố anh phải xịt khử trùng hàng hóa trước khi mang vào.Ảnh:China Daily.

Đây được coi là mùa Valentine buồn nhất ở Trung Quốc khi tất cả điểm vui chơi giải trí, hàng loạt nhà hàng, khách sạn đóng cửa và các bộ phim tình cảm lãng mạn hủy lịch chiếu. Các đôi sẽ đón lễ Tình nhân không hoa, không chocolate, không quà và không gặp mặt bởi lệnh cấm tụ tập của chính quyền trung ương. Thậm chí chính quyền còn không nhận đăng ký kết hôn kể từ tháng 2, đề nghị các đôi hoãn tổ chức cưới để tránh nguy cơ bùng phát dịch.

Trên các kênh thương mại điện tử như Taobao, JD, lễ tình nhân thường là ngày bội thu khi nhiều cặp yêu nhau có sở thích đặt hàng và gửi tặng nhau. Tuy nhiên năm nay vì dịch bệnh bùng phát, chính phủ kéo dài kỳ nghỉ lễ khiến nhiều người chẳng còn hứng thứ mua sắm. Đồng thời các hãng cũng gặp trở ngại trong việc giao hàng khi thiếu hụt nhân sự, giao thông của các thành phố bị đóng băng bởi lệnh phong tỏa. 

Theo bà Sonia Samtani, chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đôi khi trong hoàn cảnh khó khăn, Valentine lại có ý nghĩa đặc biệt hơn. "Valentine có thể là cơ hội hoàn hảo để tiếp thêm yêu thương, xua đi nỗi lo về dịch bệnh. Chỉ cần suy nghĩ tích cực hơn cũng có thể giúp chúng ta thêm năng lượng đối phó với đại dịch", bà Samtani nói. "Đây là thời điểm để nói lời yêu thương không chỉ với người yêu mình mà còn cho chính bản thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả thành phố nơi bạn đang sống".

Dù đại dịch hoành hoành, các đôi như Chen Ying và Huang Qianrui vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Cả hai có giao ước, khi dịch bệnh kết thúc, điều đầu tiên họ làm là đi đăng ký kết hôn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.