Vạch rõ sự vô lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa

Những yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đã bị các nước bác bỏ. Ảnh minh họa
Những yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đã bị các nước bác bỏ. Ảnh minh họa
(PLO) - Trong một bài viết mới đây, nhà báo kỳ cựu người Anh Bill Hayton cho rằng, những người ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trên biển Đông thường xuyên trích dẫn các tài liệu tham khảo mơ hồ về lịch sử mà bỏ qua sự thiếu thuyết phục của các tài liệu này.
Mở đầu bài viết của mình, ông Hayton nhận định bài bình luận của Giáo sư Li Dexia đăng tải ngày 20/6/2014 trên trang RSIS với tiêu đề “Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): Tại sao chủ quyền của Trung Quốc là không thể tranh cãi” thiếu những chứng cứ có thể xác minh lại được. 
Cụ thể, ông Hayton nhắc lại lời của Giáo sư Li trong bài viết trên, theo đó nói rằng “dựa trên hàng loạt các ghi chép lịch sử của Trung Quốc, ít nhất kể từ thời Bắc Tống (960-1127 sau Công nguyên), Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) một cách hiệu quả”. 
Theo ông Hayton, các tài liệu cổ của Trung Quốc được đưa ra làm tham chiếu chỉ đề cập đến “vùng biển” hay “các đảo” mà không có tài liệu nào xác định rõ một hòn đảo cụ thể nào đó. Do đó, chẳng có cách nào có thể khẳng định được liệu các đảo được đề cập đến trong các tài liệu này nằm trong quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa hay chỉ là những hòn đảo trong số hàng trăm quần đảo nằm cách bờ biển của Trung Quốc vài hải lý. 
Tác giả khẳng định, dựa trên công trình nghiên cứu do ông tiến hành, trước năm 1909, không có bất cứ tài liệu chính thức nào của Trung Quốc dùng chính xác những cụm từ quần đảo “Tây Sa” và “Nam Sa”. Tác giả khẳng định, trên thực tế, ông chưa từng nhìn thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy quyền lợi của người Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa vào trước năm 1909. Như nhà nghiên cứu người Pháp Francois-Xavier Bonnet từng chỉ rõ, một tấm bản đồ của tỉnh Quảng Đông xuất bản vào năm 1897 cho thấy cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng ở đảo Hải Nam. 
Theo ông Hayton, tình hình đã thay đổi vào năm 1909, khi chủ nghĩa dân tộc đang lên của Trung Quốc bị kích động, đặc biệt là với việc phát hiện một nhà buôn người Nhật Bản đang khai thác phân chim từ đảo Pratas, nằm giữa Hồng Kông và Đài Loan. Sau khi phát hiện sự việc trên, người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Đông Zhang Yen Jun đã tổ chức một đoàn thám hiểm tới quần đảo Hoàng Sa. 
Theo tài liệu được ghi chép trong một cuốn sách được xuất bản 20 năm sau đó, chủ sở hữu người Pháp của Công ty Tàu biển P.A. Lapicque cho biết, chuyến thám hiểm do 2 người Đức từ Công ty Thương mại Carlowitz dẫn đầu. Trong nhóm thám hiểm rõ ràng không có bất cứ một thủy thủ người địa phương nào. Nhóm thám hiểm đã ở ngoài khơi đảo Hải Nam trong vòng 2 tuần để chờ thời tiết đẹp rồi mới ra Hoàng Sa vào ngày 6/6 trước khi trở về Quảng Châu ngay ngày hôm sau. Chính chuyến thăm này hiện đang được dùng làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. 
Chủ sở hữu của Công ty P.A. Lapique cũng đã bày tỏ sự ngờ vực về việc làm thế nào một chuyến thám hiểm nhanh chóng như vậy lại có thể cho ra đời 15 tấm bản đồ chi tiết về quần đảo Hoàng Sa? Có vẻ như giới chức tỉnh Quảng Đông đã đơn giản là sao chép những tấm bản đồ về quần đảo này của người châu Âu lúc đó và thêm tên của người Trung Quốc vào. Nguồn gốc cái tên “Tây Sa” có thể được dịch từ tên tiếng Anh của Cát Tây - một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Gần đây hơn, theo ông Hayton, Giáo sư Li đã sai lầm khi nói rằng: “Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, quần đảo này đã được trao trả lại cho Trung Quốc theo các Tuyên bố Cairo và Potsdam”. Trong cả Tuyên bố Cairo lẫn Potsdam đều không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này là do Pháp lúc đó đang vận động hành lang các nước khác để họ công nhận các quần đảo này là lãnh thổ của Pháp nên các đồng minh đã không đưa ra cam kết gì  về lãnh thổ của họ trong tương lai. 
Ông Hayton cũng nhắc lại việc giáo sư Li đã bỏ qua một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Theo nhà viết sử người Na Uy Stein Tonnesson, các lực lượng từ cả Trung Quốc và Pháp đều đã chiếm các đảo khác nhau thuộc Hoàng Sa sau Chiến tranh thế giới II. Trong đó, lính Trung Quốc đến trước và chiếm đảo Phú Lâm vào đầu tháng 1/1947. Quân Pháp đến sau và chuyển sang đảo Hoàng Sa. 
Theo khẳng định của ông Hayton, binh lính Pháp và sau đó là Việt Nam tiếp tục kiểm soát đảo Hoàng Sa từ thời điểm đó cho đến khi bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm vào tháng 1/1974. Binh lính Trung Quốc sau đó đã bỏ đảo Phú Lâm vào ngày 4/5/1950 và mãi đến năm 1955 hoặc 1956 mới tiếp tục hiện diện tại đây. 
Ông Hayton nhận định, tình hình trên biển Đông tại nhiều thời điểm đã trở nên căng thẳng và nếu vấn đề không được giải quyết, tất cả các bên cần phải  chuẩn bị để tham gia vào một cuộc thảo luận cởi mở và nghiêm túc. Những tài liệu tham khảo mơ hồ từ các văn bản lịch sử là không đủ. Tất cả các bên cần phải sẵn sàng đưa ra các bằng chứng của mình để kiểm tra độc lập./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.