Vạch mặt "thánh mẫu" bịp bợm “chữa bệnh” bằng... đấm đầu, bóp cổ

Vạch mặt "thánh mẫu"  bịp bợm “chữa bệnh” bằng... đấm đầu, bóp cổ
(PLO) - Bà bán rau bỗng nhiên xưng là “thần y”, “chữa bệnh” bằng cách vừa đấm đầu bóp cổ, vừa cho những người mê tín uống loại “thuốc” từ các loại rau củ quả. Chưa hết, người đàn bà này còn tự xưng có thể chữa bách bệnh và đoán trước tương lai. 
Đối tượng Bùi Thị Hưởng (SN 1976, ngụ thôn Bắc Cường, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) bịp bợm như vậy mà mỗi ngày vẫn có đến hàng trăm con bệnh đến lạy “thánh mẫu” để được chữa trị.
Giả điên trước khi tự xưng “thánh mẫu”  
Đóng vai những người hiếm muộn, chúng tôi tìm đến nhà bà Hưởng để ghi nhận thủ đoạn bịp bợm của đối tượng này. Bước đến cổng, đập vào mắt khách là cảnh tượng các loại rau củ quả được phơi la liệt trước sân, bên cạnh những chiếc nồi khổng lồ đang đun nấu nghi ngút khói. 
Bên trong gian nhà, vài chục người đang chen chúc ngồi nhưng tuyệt nhiên im lặng, không một tiếng động, chỉ duy một người phụ nữ trạc 40 tuổi là đang ngồi gật gù, nửa hát, nửa đọc thơ. Trước khi bước đến thỉnh cầu và lấy phiếu chữa bệnh, chúng tôi được dặn dò phải gọi người phụ nữ đó bằng “mẫu” và xưng “con”. Trong đám khách, từ đứa trẻ ba tuổi đến cụ già 80, tất cả mọi người đều phải xưng hô như vậy.
Theo những hàng xóm, trước đây Hưởng làm nghề buôn bán rau, củ, quả, chồng là anh Nguyễn Văn Dư (SN 1974) hành nghề cắt tóc. Vợ chồng sinh được hai người con, một SN 1992 đã đi làm, một SN 1997 đang là học sinh lớp 11. Cả hai bên gia đình nội ngoại không hề có ai theo ngành y, ngay bản thân Hưởng cũng chưa bao giờ được đào tạo qua lớp y học nào.
Một hôm tự nhiên Hưởng không bán rau nữa, đem hết hàng về phơi lên rồi sao đi sao lại trong ba ngày, ba đêm, sau đó cho vào nồi ninh thành nước uống. Kể từ hôm đó, thỉnh thoảng mọi người cứ thấy Hưởng vừa múa, vừa hát lại vừa đọc thơ giữa chợ. 
Kẻ bán rau bịp bợm mình là “thần y”, là “mẫu”
 Kẻ bán rau bịp bợm mình là “thần y”, là “mẫu”
Được đưa vào bệnh viện tâm thần Phú Thọ khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán thần kinh Hưởng bình thường nên cho về. Cứ kéo dài như vậy đến gần một tháng, rồi một ngày Hưởng nghỉ chợ hẳn, ở nhà chữa bệnh.
Hưởng trở thành “thánh mẫu” được những người u mê tôn sùng từ đầu tháng 4 âm lịch. Từ đó đến nay đã gần nửa tháng, nhà Hưởng không lúc nào vắng người. Các con bệnh tìm đến đây đông đến mức phải lấy phiếu khám rồi hẹn lịch. Có người phải đợi đến ba bốn ngày mới được “mẫu” khám chữa. 
“Mẫu” bịa chuyện có thể chữa tất cả các loại bệnh, từ câm, điếc, khèo chân tay đến đau đầu, đau bụng, vô sinh… Hưởng chỉ nghe người bệnh kể về tình trạng bệnh tật của mình rồi dùng tay đấm vào chỗ đau thật mạnh. Hưởng vừa đấm, vừa đọc thơ, nhưng nghe kĩ ra sẽ thấy thơ của Hưởng không vần, không nhịp, chẳng câu nào liên với câu nào. 
Cuối cùng Hưởng sẽ “kê đơn thuốc” cho bệnh nhân đem về uống. Tất cả các loại bệnh đều được dùng chung một loại thuốc là thứ nước được ninh từ hỗn hợp các loại rau, củ, quả đã được phơi khô, trộn lẫn với muối, ớt, gừng, tỏi. Thuốc có màu đen ngòm vừa đắng vừa cay, vừa mặn. Nghe người bệnh than thở, Hưởng cười nhạt: “Thuốc đắng giã tật”.
Các loại rau, củ, quả Hưởng lừa đảo là “thuốc”
 Các loại rau, củ, quả Hưởng lừa đảo là “thuốc”
Những người đến đây chữa bệnh tùy tâm dâng “lễ” (tiền) lên mẫu. Có người 50 - 100, có người 10 – 20 nghìn đồng. Giá “thuốc” thì cắt cổ, Hưởng bán với giá 100 nghìn đồng/ 3 chai loại nửa lít.
Hưởng còn tự xưng không chỉ có “tài chữa bệnh thần kì” mà còn có thể đoán trước tương lai người bệnh. 
“Chữa bệnh” quái đản
Tận mắt chứng kiến cảnh Hưởng “chữa bệnh” cho người già, con trẻ, mới thấy hết tính chất bịp bợm của đối tượng này; cũng như nhận thấy quả là còn rất nhiều người u mê, mê tín dị đoan. 
Cách “chữa bệnh” của Hưởng là đấm thật mạnh vào chỗ đau của người bệnh, bất chấp đó là những “điểm tử” như đầu, cổ, mạng mỡ… Một cụ già khoảng 80 tuổi ngồi chờ ở đây từ sáng, cuối cùng đến gần trưa cũng được Hưởng gọi đến. Cụ bị đau các khớp xương, chân tay (căn bệnh thường gặp của người cao tuổi). Trước khi đến đây, cụ đã từng đi khám và uống thuốc của các bệnh viện lớn nhưng bệnh chỉ thuyên giảm được một thời gian rồi tái phát. Nghe tin ở đây có người “chữa bệnh thần kỳ”, cụ một mình lặn lội đến xin được chữa bệnh.
Sau một hồi kể lể về tình trạng bệnh tật của mình, cụ được Hưởng phán là “có hồn ma nhập trong người, cần phải đánh cho con ma ra khỏi người”. Nói là làm, Hưởng vừa đọc thơ vừa giơ tay đấm không thương tiếc lên đầu cụ, sau đó chuyển xuống chân tay. Khoảng 15 phút sau, Hưởng bán cho cụ 3 chai thuốc và dặn dò “chỉ được uống thuốc này chứ không được phép uống thêm bất cứ vị thuốc tây nào khác nữa nhé”. 
Hưởng nấu rau củ quả lên và bịa chuyện đây là “thần dược”
 Hưởng nấu rau củ quả lên và bịa chuyện đây là “thần dược”
Tiếp đến là một đứa trẻ khoảng chừng hai tuổi bị câm bẩm sinh. Em bé ngước đôi mắt ngây thơ lên nhìn “mẫu” nghe ngóng. Vừa nghe người mẹ kể tình trạng bệnh xong, Hưởng lập tức giơ tay bóp vào cổ bé, sau đó tát mạnh vào hai bên má làm đứa bé khóc thét lên. Chứng kiến cảnh đó, những người xung quanh không khỏi xót xa, nhưng vẫn cúi đầu nín lặng.
Đến tìm hiểu tại nhà Hưởng, câu chuyện chúng tôi được nghe nhiều nhất là một đứa bé hai tuổi được chữa cho khỏi bệnh câm, dù trước đó gia đình đã chạy chữa ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ mà không khỏi. Xa lộ Pháp luật đã tìm về tận gia đình nêu trên để xác minh, và thấy rằng sự thật không như lời đồn thổi. 
Đứa bé được nhắc trong câu chuyện là bé Lê Văn Tú (2 tuổi, ngụ xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Mẹ của bé là chị Trần Thị Lâm (SN 1992) kể lại: “Cháu nhà tôi đã được hai tuổi mà vẫn chỉ nói bập bõm được vài từ. Gia đình lo lắng nên đã cho cháu đi khám ở nhiều bệnh viện, nhưng tất cả các bác sĩ đều chuẩn đoán thanh quản của cháu không có vấn đề gì, chờ một thời gian cháu sẽ bình thưởng. 
Rồi một hôm, bà nội cháu đi chợ, nghe tin ở xã bên có người chữa bệnh rất hay nên vợ chồng tôi cho cháu ra đó chữa thử. Sau khi hỏi han tình hình bệnh tật, cô ấy lấy tay bóp cổ cháu, rồi tát mạnh vào hai bên mang tai khiến cháu khóc thét lên gọi mẹ ơi. Thế là người ta bịa chuyện con nhà tôi được chữa khỏi. Nhưng thực ra trước đó cháu cũng đã gọi được một số từ như vậy rồi”. 
Tìm gặp ông Vũ Văn Cường, trưởng thôn Bắc Cường, được biết, ngay khi Hưởng bắt đầu có những hành vi vi phạm pháp luật, xã đã cử công an và một bác sĩ đến kiểm tra. Tuy nhiên do không phát hiện thấy trong nhà có “điện”, phủ (dấu hiệu của mê tín dị đoan); “thuốc” do Hưởng chế ra là rau củ quả chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ai, nên chưa có cơ sở xử lý. 
Đại diện chính quyền địa phương cho biết: “Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao hoạt động tại nhà bà Hưởng, trước mắt tuyên truyền người dân không nên tin vào những trò mê tín dị đoan, những kiểu “chữa bệnh” kì quái kẻo tiền mất tật mang”./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.