Vaccine nào sẽ được tiêm cho học sinh?

Vaccine nào sẽ được tiêm cho học sinh?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế vừa có thông báo chính thức về việc tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi. Tuy nhiên, vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh quan tâm là: Loại vaccine nào sẽ được chọn để tiêm cho trẻ? Khi nào trẻ được tiêm và nếu không tiêm vaccine thì có được đến trường không?

Phụ huynh băn khoăn

Theo rà soát của Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi, với số lượng vaccine cần để tiêm hai mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vaccine phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.

Sở Y tế TP HCM đề xuất tiêm chủng với số lượng 780.000 trẻ đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12. Dự kiến thời gian tiêm chủng hoàn thành trong 5 ngày, bắt đầu từ hôm nay (22/10). Anh Hoài Nam (quận 1, TP HCM) băn khoăn: “Dự định cuối tuần này tiêm rồi mà đến bây giờ chưa có thông tin về loại vaccine sẽ sử dụng cho học sinh khiến phụ huynh rất lo lắng. Tôi có 2 đứa con gái đang ở độ tuổi đi học nên lo ngại vô cùng”.

Chị Minh Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bày tỏ sự lo lắng, sẽ có thể xảy ra những phản ứng phụ lâu dài khi học sinh (HS) đang ở độ tuổi dậy thì mà tiêm vaccine chưa được thử nghiệm đầy đủ theo quy trình truyền thống. “Nếu việc tiêm vaccine được thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì tôi sẽ chưa cho con tham gia ngay đợt đầu này mà chờ khi có kết quả nghiên cứu thực tế về vaccine dành cho trẻ rõ ràng hơn. Nếu nhà trường không đồng ý cho con đến trường thì cho phép con tiếp tục học online”, chị Thu đề nghị.

Tuy nhiên, chị Thanh Hương (quận 3, TP HCM) lại tỏ ra không quá lo lắng về mức độ an toàn của vaccine. “Tôi cho rằng ngành Y tế đã có những cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định sử dụng loại vaccine nào cho trẻ. Nhiều nước cũng đã thực hiện tiêm phòng để trẻ trở lại trường. Với tôi, hiện nay điều đáng lo hơn cả là sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của các con khi phải học online trong thời gian dài chứ không phải là những đồn đoán suy diễn về hậu quả khác của vaccine”.

Anh Nguyễn Văn Dũng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con học lớp 7 và lớp 5 bày tỏ: “Tôi mong các con sẽ được tiêm trước khi trở lại trường học vì lớp học rất đông không thể đảm bảo giãn cách được. Việc này là vô cùng cần thiết để tránh tình trạng cho HS đến trường được vài hôm, phát hiện ca nghi nhiễm lại phải cho nghỉ học tiếp như Phú Thọ mới đây. Vì vậy, tôi mong bé lớp 7 sẽ được tiêm vaccine trước để đến trường. Việc tiêm dù có vài chục phần trăm xác suất mắc bệnh nhưng cũng hạn chế được bệnh trở nặng nếu mắc phải”.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng: “Nhiều nước trên thế giới, trẻ từ 12 - 18 tuổi đều được tiêm vaccine phòng COVID-19 trước khi trở lại trường học, vì việc đảm bảo 5K ở trường học là khó có thể thực hiện được. Thực tế ở nước ta, một số tỉnh cho HS đến trường được mấy ngày thì phát hiện ổ dịch và HS lại phải nghỉ. Vì thế, HS được tiêm trước khi đến trường là giải pháp bền vững, lâu dài nhất…Việc xây dựng môi trường học tập an toàn trong tình hình mới thì đây phải được coi là yếu tố tiên quyết”.

Học sinh có quyền tiêm và không tiêm?

Trong những ngày qua, TP HCM đang ráo riết thực hiện khảo sát ý kiến phụ huynh về việc tiêm vaccine COVID-19 cho HS. Cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh (quận 8) cho hay, Trường đang xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát ý kiến phụ huynh về việc tiêm vaccine cho HS. Những thông tin được quan tâm này sẽ được nhà trường gửi khảo sát cho phụ huynh. Về cơ bản, Trường đã có thông tin bệnh lý, bệnh nền của HS.

Còn tại Hà Nội, hiện có chưa tới 1 triệu trẻ ở độ tuổi từ 12 - 17. Về kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em trên địa bàn thành phố, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, TP đang rà soát các đối tượng trẻ em đăng ký tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các phường, xã. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vẫn chờ khi có vaccine thì mới có kế hoạch cụ thể.

Độ tuổi tiêm chủng cho trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguồn vaccine, tùy thuộc số lượng sẽ tiêm cho các đối tượng trẻ theo nguyên tắc hạ dần độ tuổi. Mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ của Hà Nội đã sẵn sàng. Ông Tuấn cũng nêu rõ, với trẻ em, bắt buộc phải được bố mẹ đồng ý và ký vào giấy mới được tiêm chủng.

Một hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội cũng lưu ý, các phụ huynh và giáo viên cần chuẩn bị tâm lý trước việc sẽ vẫn có những HS chưa tiêm phòng tham gia lớp học. Phụ huynh, giáo viên và ngay cả HS cũng cần được đả thông tư tưởng để tránh tình trạng kỳ thị với những em vì lý do nào đó mà chưa tiêm vaccine.

Anh Nguyễn Văn Dũng (Thanh Xuân, Hà Nội) đề nghị: “Bộ Y tế sớm đưa thông tin và giải thích kỹ lưỡng về lý do lựa chọn vaccine để chúng tôi yên tâm cho con tiêm. Vấn đề này cần phải cẩn trọng vì nó liên quan đến bao nhiêu thế hệ của đất nước, của gia đình và các cháu...”.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội: “Việc tiêm vaccine cho trẻ trước khi trở lại trường học là cần thiết, để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho phụ huynh được quyền lựa chọn tiêm vaccine hay không, nếu con nào không muốn tiêm vaccine và muốn học online ở nhà thì cũng nên chấp nhận. Thực tế, ở nhiều nước họ vẫn cho con học ở nhà và kết quả học tập vẫn tốt...”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...