"Vá" lỗ hổng chính sách sau vụ nợ thuế “khủng” ở công ty vàng Phước Sơn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Từ hiện tượng không thua lỗ nhưng vẫn nợ “khủng” ở Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (thuộc Tập đoàn Besra Inc), vấn đề “vá các lỗ hổng” chính sách trong quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên được các chuyên gia đưa ra mổ xẻ trong buổi tọa đàm ngày 29/9.
Bất cập từ chính sách
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn (Giám đốc Ban quản lý các Dự án than Đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) khẳng định, tài nguyên khoáng sản là quà tặng duy nhất một lần của thiên nhiên, không tái tạo và ngày càng khan hiếm. Vì vậy, việc “phân chia quà tặng” phải minh bạch, và việc khai thác (ăn) lãng phí hay khai thác độc quyền (ăn một mình) là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên trên thực tế, việc “phân chia quà tặng” này đang tồn tại nhiều bất cập, nhiều “lỗ hổng” chính sách trong quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên.
Cùng quan điểm với TS Sơn, PGS.TS Lê Xuân Trường (Trưởng khoa Tại chức, Học viện Tài chính) cho rằng, ngoài nguyên nhân từ quản lý, số thu thuế tài nguyên từ dầu thô còn thấp do thuế suất nhìn chung còn thấp; căn cứ tính thuế tài nguyên còn những điểm chưa rõ ràng, bất cập và mâu thuẫn thể hiện ở giá tính thuế tài nguyên trong những trường hợp cụ thể với giá tính thuế tài nguyên khi quyết toán thuế.
Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản còn khá thấp, cụ thể như dầu thô 100.000 đồng (đ)/tấn; khí thiên nhiên, khí than: 50đ/m3; khí đồng hành: 35đ/m3; khoáng sản kim loại từ 20.000đ đến 270.000đ/tấn; khoáng sản phi kim loại có thể tính theo tấn hoặc mét khối với mức từ 500 đồng đến 30.000 đồng…
Trong số đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường có mặt hàng than đá với mức từ 10.000 – 50.000đ/tấn. Trong đó, mức hiện hành than antraxit 20.000đ/tấn; các loại than còn lại10.000đ/tấn. Tất cả mức thu hiện hành này còn thấp, chưa tính đủ chi phí xã hội vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, một số sản phẩm khác liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên thỏa mãn các tiêu chí đánh thuế bảo vệ môi trường nhưng hiện chưa nằm trong danh mục đánh thuế. 
PGS.TS Trường còn viện dẫn về giá tính thuế quy định trong Thông tư 105/2010 (Thông tư 105) và Nghị định 50/2010 (Nghị định 50) còn nhiều mâu thuẫn. Thông tư 105 cho rằng giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị tài nguyên chưa thuế GTGT nhưng không thấp hơn giá do UBND tỉnh quy định. Nghị định 50 lại quy định, trong trường hợp xác định được giá bán thì giá tính thuế là giá bán chưa thuế GTGT… 
Thạc sĩ Trần Thanh Thủy (Trưởng phòng Chính sách Trung tâm Con người và Thiên nhiên kiêm Điều phối viên Liên minh Khoáng sản) cũng cho rằng: “Thu ngân sách chưa tương xứng với tổn thất môi trường”. Bà Thủy viện dẫn số liệu từ báo cáo của Cục Thuế tỉnh Lào Cai cho thấy, phân chia nguồn thu một cách rất thiếu công bằng. 
Có thể áp dụng “tô mỏ”? 
Theo TS Sơn, cần tăng cường hơn nữa quản lý đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; cải cách hành chính thuế; tăng cường chống trốn thuế và các hành vi vi phạm pháp luật thuế; tích cực áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế. 
TS Sơn cho rằng, thuế tài nguyên cần được áp dụng như “tô mỏ”. Theo đó, chính sách của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản cần hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp với “sở hữu toàn dân”. TS Sơn cho biết, trên thế giới, việc áp dụng “tô mỏ” (Mine Royalty) có lịch sử hơn 300 năm. Ở Việt Nam, từ năm Minh Mệnh thứ 21 (tức năm Đinh Dậu 1840), “tô mỏ” đã được áp dụng trong khai thác than ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, “tô mỏ” ở nước ta trên thực tế cho đến nay vẫn chưa được áp dụng. 
Theo TS Sơn, “tô mỏ” như một dạng “thuế” nhưng không phải “thuế” và phân chia ở 3 cấp: tuyệt đối, tương đối I, tương đối II. “Tô mỏ” tuyệt đối là phần lợi nhuận mà người khai thác mỏ có được nhờ tài nguyên khoáng sản đã có sẵn trong lòng đất, không phụ thuộc vào chất lượng của mỏ. “Tô mỏ” tương đối (vi phân) I được hình thành khi khai thác các mỏ có điều kiện tốt hơn các mỏ trung bình (phụ thuộc vào chất lượng của khoáng sản). 
“Tô mỏ” tương đối II hình thành khi DN khai thác đầu tư hoàn thiện công nghệ, nâng cao hiệu quả, phụ thuộc vào chủ đầu tư. TS Sơn cho rằng, để không thất thoát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, cần thiết phải nghiên cứu các hình thức “tô mỏ” để áp dụng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, nhằm đảm bảo công bằng quyền lợi các chủ mỏ và tăng thu ngân sách nhà nước.
Cần “vá các lỗ hổng”
Thất thu thuế tài nguyên ở một số địa phương chủ yếu do khai thác lậu. Vai trò của chính quyền địa phương trong chống thất thu từ tài nguyên còn hạn chế. Nợ thuế ở một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản còn dây dưa, kéo dài. PGS.TS Trường đưa ra một số khuyến nghị chính sách và tổ chức đồng bộ hóa chính sách quản lý tài nguyên, trong đó có chính sách thuế, phí; điều chỉnh mức thu thuế, phí cho phù hợp; sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế, ưu đãi thuế; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên; đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và thủ trưởng cơ quan thuế các cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc Ban quản lý các Dự án than Đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 30/06/2024, chỉ số tồn kho của ngành đồ uống (rượu, bia, nước giải khát) tăng gần 30%.

Tồn kho ngành đồ uống tăng gần 30%

(PLVN) - Tính đến 30/6/2024, trong khi chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước, thì chỉ số tồn kho của ngành đồ uống (rượu, bia, nước giải khát) tăng gần 30%.

Đọc thêm

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
(PLVN) -  Ngày 01/7/2024, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) đã tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định bổ nhiệm quản lý doanh nghiệp với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Võ Chí Vương - Giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Thế Sinh - Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'
(PLVN) - Ban Tổ chức giải thưởng Global Economics 2024 vừa vinh danh bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG với danh hiệu “Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội” (Most Socially Responsible Business Chairwoman) ghi nhận những nỗ lực đóng góp và cống hiến hết mình của bà trong các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp bà Nguyễn Thị Nga được Ban tổ chức giải thưởng Global Economics vinh danh, sau giải thưởng “Nữ Doanh Nhân Tiêu Biểu” (Outstanding Women Entrepreneur) năm 2023.

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG
(PLVN) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) công bố Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) năm 2023. Đây là năm thứ 2 MSB phát hành tài liệu này độc lập với Báo cáo thường niên. Nội dung báo cáo thể hiện những cột mốc trên hành trình “xanh hóa” ngân hàng đặt trong toàn cảnh bức tranh hoạt động năm và định hướng phát triển bền vững cho tương lai.

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ
(PLVN) - Hội thảo Kết nối Kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới” tập trung vào các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được tiếp cận với các công ty mua hàng lớn và tiềm năng thông qua Phiên đối thoại và Phiên kết nối kinh doanh.

Vinafood 1 có tân Tổng Giám đốc

Tân Tổng Giám đốc Trần Sơn Hà (giữa) nhận quyết định từ lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nói tân Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) là cán bộ được đào tạo bài bản, đã khẳng định được năng lực, trách nhiệm và nhận được tín nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động Vinafood 1.

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện
(PLVN) -Ngoài việc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện và đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn yêu cầu EVN đảm bảo đủ các điều kiện để thực hiện việc tăng giá bán lẻ điện bình quân năm 2024…

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'
(PLVN) - Với vùng nguyên liệu hơn 200 ha đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và nhà máy chế biến nha đam lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu công nghiệp Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, VietFarm tự tin cung cấp những sản phẩm từ nha đam với chất lượng tốt nhất.

Vietcombank giữ vị trí đầu mối cấp vốn bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ
(PLVN) - 3 ngân hàng gồm Vietcombank (giữ vị trí đầu mối thu xếp) và Vietinbank, BIDV đã tiến hành cung cấp vốn ngoại tệ trung hạn lớn nhất từ trước đến nay cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự sự kiện lớn - lần đầu tiên của 3 ngân hàng thương mại nhà nước.

VINACHEM và VNR tăng cường sử dụng dịch vụ của nhau

Đưa số đông cán bộ đi họp bằng tàu "charter" là một sự lựa chọn hợp lý, thú vị của VINACHEM.
(PLVN) - Với cam kết ưu tiên sử dụng hàng hoá và dịch vụ của nhau, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức cho 168 cán bộ công nhân viên đi dự Hội nghị người lao động của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất năm 2024, tại Thanh Hóa bằng phương tiện tàu hỏa.