Ưu tiên đầu tư y tế cơ sở để “giữ chân” người bệnh

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Quỳnh Trang (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Ảnh: Thùy Linh
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Quỳnh Trang (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Ảnh: Thùy Linh
(PLO) - Mặc dù y tế cơ sở được coi là “người gác cổng” cho sức khỏe người dân ở tuyến đầu, nhưng vẫn còn tồn tại không ít bất cập. Do đó, việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở đòi hỏi ngành Y tế thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm đào tạo nhân lực, bảo đảm cơ sở trang thiết bị tối thiểu và thay đổi quy định khống chế tỉ lệ chi 20% chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho y tế tuyến xã,...

Quan trọng nhưng chưa được coi trọng

Tại Hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở tổ chức cuối tuần qua, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH)  Nguyễn Thị Minh cho biết, y tế cơ sở dù được coi là người “gác cổng” trong hệ thống y tế, giúp người dân tiếp cận dịch vụ KCB ngay tại địa phương, giúp giảm chi cho người dân nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Chỉ ra hàng loạt điểm hạn chế tại y tế cơ sở khi chỉ kê đơn, bốc thuốc, năng lực trạm y tế (TYT) xã hiện nay rất khác nhau ở các nơi, qua đó lãnh đạo BHXH Việt Nam đề nghị ngành Y tế cần nâng cao nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe ban đầu. “Người dân không thể trao sức khỏe cho những nhân viên y tế không có năng lực chuyên môn, thiếu ý thức trách nhiệm. Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị phải phù hợp với năng lực chuyên môn của TYT xã. Có nhiều TYT xã được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng xuống vẫn thấy “đắp chiếu” vì nhân viên y tế không biết sử dụng, tôi thấy rất tiếc”, bà Minh nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho biết, y tế cơ sở đang đối mặt với nhiều khó khăn, cả về cơ sở vật chất, chất lượng cán bộ y tế cũng như thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.  

Hầu hết các TYT đều thiếu các thuốc trong danh mục, kể cả các thuốc cho điều trị các bệnh mạn tính, thông thường, thuốc y học cổ truyền. Qua khảo sát, các TYT chưa cung ứng được. Tuyến xã mới chỉ quản lý số lượng người bệnh tăng huyết áp hoặc chỉ khám, kê đơn theo các đơn thuốc đã được kê tại tuyến trên, không đánh giá điều trị.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho rằng hiện y tế cơ sở chỉ nặng về kê đơn, cấp thuốc, nên nhiều nơi chỉ khám, cấp phát thuốc theo ngày trong tháng, chủ yếu vào đầu tháng. Do đó, phải đào tạo cho cán bộ y tế tại TYT xã dự trù thuốc, phân bổ nguồn kinh phí trong tháng, tránh tình trạng giữa, cuối tháng hết thuốc.

Cần có chính sách luân phiên bác sỹ  

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận, thời gian qua, y tế cơ sở có vai trò tích cực, được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tử lệ tử vong mẹ, suy dinh dưỡng... “Bạn bè quốc tế đánh giá trình độ chuyên môn của chúng ta tốt nhưng chi cho y tế cơ sở và KCB ban đầu quá thấp, như Hàn Quốc 19%, Nhật 26%, Đức đến 29%. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy, đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu là hiệu quả và tiết kiệm nhất”, bà Tiến nhấn mạnh. 

Từ đó, bà Tiến cho rằng bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, cần phân công bác sĩ từ TYT xã lên tuyến huyện học chuyên môn, cử bác sĩ từ tuyến trên xuống một thời gian để người dân tin tưởng vào chất lượng của y tế tuyến dưới. Đồng thời quỹ BHYT sẽ tăng chi trả cho người bệnh, tăng chất lượng để giảm tải cho tuyến trên, bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán đối với trường hợp chuyển bệnh phẩm hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên để thực hiện dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán,...

“Nếu chúng ta cứ để bác sĩ làm ở TYT xã cả đời thì họ không thể phát triển được, thiệt thòi cho họ. Họ phải được lên tuyến huyện và tuyến huyện luân phiên về”, bà Tiến nhấn mạnh.

Sắp tới, để xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Bộ Y tế đã lựa chọn và tổ chức các đoàn do Lãnh đạo bộ trực tiếp khảo sát tại 26 TYT xã, phường của 8 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Long An, TP HCM, Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện mô hình 26 TYT chuẩn để nhân rộng trên phạm vi cả nước. Với việc tập trung đầu tư cho TYT xã theo Chương trình 1379, các TYT sẽ thực hiện KCB BHYT tốt hơn, người dân tin tưởng hơn về y tế cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ đầu và như vậy, quỹ BHYT sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.

Đồng thời, xây dựng thống nhất một phần mềm áp dụng tại TYT xã đảm bảo quản lý thông tin của các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe để nâng cao hiệu quả hoạt động của TYT xã và giảm tải khối lượng công việc hành chính cho cán bộ y tế.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.