Uống nước chanh, ăn gừng, sả 'ngăn ngừa' virus SARS-CoV-2 được không?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần đây người dân thường truyền tai nhau về việc uống nước cam, chanh, ăn gừng, sả, ăn tỏi… có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa virus SARS-CoV-2. Điều này liệu có đúng?

Theo Ths. Bs Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh Dưỡng tiết chế, Bệnh viện TP Thủ Đức, việc uống nước chanh, gừng, sả sẽ không có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm đối với những trường hợp tiếp xúc gần với các đối tượng đã được xác định là nhiễm COVID-19 hoặc các đối tượng bị nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2 mà không có biện pháp phòng hộ nào.

Tuy nhiên, bác sĩ Linh cũng cho biết, đồ uống này có tác dụng tạo ra đề kháng tự nhiên, tăng cường sức khoẻ vào mùa dịch và có tác dụng loại bỏ độc tố, đẹp da.

“Nếu có thời gian các bạn có thể nấu tại nhà để uống và mang đi làm. Công thức nấu nước sả + gừng + chanh + mật ong (hoặc đường phèn) gồm: 4-5 cây sả đập dập; 1 củ gừng nhỏ; 4 lít nước; 1 trái chanh (nấu xong để gần nguội mới cắt vào nước); mật ong hay đường phèn bỏ vừa khẩu vị cho dễ uống”, bác sĩ Linh hướng dẫn.

Bác sĩ Linh nhấn mạnh: “Với trường hợp người ớn lạnh thì nấu nước sả gừng xông hơi cho toát mồ hôi. Tuy nhiên, gừng, sả tính nóng, uống liều lượng thích hợp từng người. Gừng tuyệt đối không uống buổi tối bởi rất độc. Mỗi người không nên dùng quá 5gr gừng mỗi ngày”.

Cũng theo bác sĩ Linh, những người có tiền sử bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng , bệnh gan, sỏi mật, hay bị xuất huyết, huyết áp cao, bệnh tim, mang thai nửa cuối chu kì, thân nhiệt đang cao đang sốt không nên dùng gừng nhiều. Uống quá nhiều sẽ gây tụt huyết áp.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.