Ước mơ lớn từ những bon nhỏ

Anh Điểu New đang chăm sóc vườn tiêu của gia đình
Anh Điểu New đang chăm sóc vườn tiêu của gia đình
(PLO) - Ở bon Bundoh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, có những gia đình đã thoát khỏi đói nghèo bước vào “câu lạc bộ trăm triệu” từ sức bật của đồng vốn chính sách. Vì thế, bà con tin tưởng rằng, một chính sách phù hợp không chỉ giúp bà con thoát nghèo, mà còn tạo đà để hiện thực những hy vọng lớn.

Con đường của Điểu New

Anh Điểu New (SN 1980, dân tộc M’ Nông) ở bon N’doh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đón chúng tôi trong căn nhà mới xây còn thơm mùi vữa trị giá hơn 1 tỷ đồng nằm giữa những khu vườn cà phê, hồ tiêu xanh tốt. Hình ảnh hôm nay khác hẳn những ngày đầu ra ở riêng. Đó là những ngày năm 2002 “khi mới lập gia đình, hai vợ chồng vẫn chỉ đi làm thuê kiếm sống, vườn rẫy bỏ hoang vì không có vốn cũng như không biết cách làm ăn” – anh Điểu New nhớ lại.

Năm 2008, anh Điểu New tham gia Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, rồi được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đắk R’Lấp cho vay 15 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ nghèo. Đối với người khá giả nào đó, đây không phải là tài sản lớn gì, nhưng đối với người mà cả gia tài từng chỉ có 600.000 đồng như vợ chồng Điểu New, đây quả thực là khoản tiền rất lớn.

Chính vì thế, khi mối lo về tiền dần được giải quyết, thì mối lo về việc sử dụng tiền thế nào cũng lớn dần lên. Nhưng lần này, vợ chồng anh Điểu New không “cô đơn”, vì cùng với việc vay vốn, sinh hoạt trong tổ, trong hội đoàn thể, thì gia đình anh cũng được tiếp cận nhiều thông tin hơn về cách đầu tư, chăm sóc vườn cà phê. Cùng với nỗ lực chịu khó của hai vợ chồng, đến nay gia đình Điểu New đã có cơ ngơi đáng mơ ước với 2,5 ha cà phê, 3 ha cao su, 400 trụ tiêu, 3 con bò cùng nhiều máy móc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Vụ cà phê trước Điểu New thu được 8,4 tấn nhân cà phê, lãi khoảng 200 triệu đồng.

Chuyện thoát nghèo vươn lên của gia đình anh Điểu New không phải là trường hợp cá biệt ở bon N’doh, ở xã Đắk Wer này. Cách nhà anh không xa, ngay bon Bun Đoh bên cạnh, gia đình anh Điểu Nhép (SN 1970, dân tộc M’ Nông) cũng vay vốn NHCSXH để tái canh cây cà phê, duy trì sản lượng đều đặn hàng năm trên 10 tấn cà phê nhân. “Vay vốn chính sách không phải thế chấp, lãi suất thấp hơn lãi vay thương mại và thủ tục nhanh gọn. Nhà nước lại có nhiều chương trình vay, nên chúng tôi dễ vay vốn hơn, không lo bị “đuối vốn” giữa chừng, tự tin vươn lên” – anh Điểu Nhép nói.

Mong một chính sách bứt phá

Một trong những người vui nhất với những kết quả mà tín dụng chính sách “ghi dấu” được trên quê hưởng Đắk Wer chính là Phó Chủ tịch UBND xã Lê Quang Dũng. Ông Dũng phấn khởi cho biết, tổng dư nợ nguồn vốn chính sách trên địa bàn xã là 30,5 tỷ đồng, riêng bon của đồng bào M’Nông có đến 95/107 hộ có dư nợ với NHCSXH. “Nguồn vốn ưu đãi đến được đúng đối tượng, đúng thời điểm giúp bà con mua phân, giống nên phát huy hiệu quả. Xã cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn về khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật giúp tăng năng suất và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi” – ông Dũng nói.

Vừa có lực đẩy từ vốn Chính phủ, bà con lại chịu khó học hỏi nhau làm ăn nên đời sống ngày càng nâng cao. Từ một địa phương khó khăn khi mới chia tách năm 2003, xã Đắk Wer đã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2017 với thu nhập bình quân là 48 triệu đồng/người/năm. “Thu nhập như anh Điểu New, Điểu Nhép “nhiều vô số” bởi chỉ tính hộ sản xuất giỏi thu nhập từ 500 triệu đồng trở lên toàn xã đã có 140 hộ. Có những hộ chỉ có 2 ha canh tác nhưng nhờ áp dụng thâm canh giống mới, xen ghép các loại cây ăn quả nên thu nhập tới 3,7 tỷ đồng năm vừa qua” – ông Dũng cho biết.

Còn ông K’Ngai - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R’Lấp, cũng là một người con của núi rừng Tây Nguyên - cho biết, tính đến ngày 31/8/2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 294 tỷ đồng, đặc biệt là việc giải ngân vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã hoàn thành kế hoạch năm.

Chỉ bài báo chia sẻ quan điểm của Phó Tổng giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý về việc đề xuất “đục trần” hạn mức tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ông Lê Quang Dũng bày tỏ: “Nếu được thế tôi mừng lắm. Ở xã Đắk Wer, gia đình nào cũng có ý chí thoát nghèo rất rõ ràng. Từ thực tiễn cơ sở, tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của ông Lý, rằng để vốn chính sách có hiệu quả hơn, cần xem xét đến việc nâng mức vay lên cao hơn mức quy định hiện nay, để bà con các dân tộc thiểu số có điều kiện đầu tư bứt phá hẳn lên thoát hoàn toàn khỏi ngưỡng nghèo”.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.