Ứng xử tốt với lễ hội

Lễ hội Tết Nhảy của người Dao
Lễ hội Tết Nhảy của người Dao
(PLVN) - Người Dao sống rải rác ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) vẫn giữ nguyên tập tục thờ cúng của mình từ bao đời nay.

Họ có “Tết nhảy” hoặc “Lễ phong cấp” giữ nguyên những “thủ tục” tâm linh đậm màu huyền bí mặc dù những lễ hội đó không hề khép kín trong cộng đồng nhỏ hẹp hay trong một gia đình, dòng họ, bà con vẫn mời khách là những người dân tộc khác đến dự và những ai chứng kiến những nghi lễ đó đều tỏ thái độ trầm trồ và cả sự kinh ngạc nữa.

Ví dụ như “Tết nhảy” để tưởng nhớ và vinh danh Bàn Vương – ông tổ người Dao diễn ra vào cuối năm âm lịch, được chọn tổ chức ở một gia đình nào đó thì việc cúng do các thầy mo tiến hành nghi lễ diễn ra một cách trang nghiêm, kéo dài và không bỏ qua bất cứ chi tiết nào từ đồ cúng phải đủ các món đến bài văn khấn cổ truyền,...

Và sau đó, các tiết mục cũng thuộc nghi lễ không thể thiếu và đó như một màn ma thuật không thể giải thích nổi như chân trần đi trên hàng dao cắm ngược, lưỡi chĩa lên nhọn hoắt hoặc màn nhảy múa trên than hồng mà người “biểu diễn” chẳng hề hấn gì. Những “tiết mục” tương tự cũng diễn ra ở “Lễ phong cấp” khiến nhiều người tò mò và không giấu nổi vẻ kinh ngạc.

Người Dao ở Yên Lập trước kia cư trú ở xã Nga Hoàng trên núi, ở vị trí là địa bàn cao nhất tỉnh Phú Thọ. Sau này, thực hiện chính sách “định canh, định cư”, xã đó cùng tên gọi với tất cả dân cư chuyển xuống dưới núi và không tập trung nữa, họ sống rải rác ở nhiều nơi trong huyện nhưng tập tục “Tết nhảy” hoặc “Lễ cấp sắc” vẫn diễn ra thường niên, không hề thay đổi.

Dẫn câu chuyện trên để thấy rằng tập tục truyền thống được lưu giữ trong một bộ phận dân cư hoặc trong gia đình người dân tộc bền vững đến mức nào. Không cần đến một cơ quan quản lý kêu gọi bảo tồn hoặc yêu cầu “đổi mới”, thậm chí phá bỏ tập tục cũng không được. Dù xã hội thay đổi đến mức nào, con em của họ ra ngoài làm ăn, sinh sống ra sao thì những tập tục đó không hề mất đi.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng, tại các lễ hội này vẫn có những thanh niên nam nữ người Dao ăn mặc kiểu phổ thông, tay cầm điện thoại thông minh nhưng phần lớn những người có tuổi đều trong trang phục dân tộc, nói ngôn ngữ dân tộc, không có một sự pha tạp hay ngoại lai trong các nghi lễ này.

Đó cũng là lời lý giải cho việc vì sao mà sự can thiệp từ bên ngoài khiến các lễ hội của người dân tộc thiểu số dễ bị “cơn gió ngoại lai” chi phối. Những lễ hội lớn, nhiều người tham gia, gây sự tò mò và khát khao khám phá cho du khách và do địa phương muốn thu hút nhiều người đến và chính họ đã biến lễ hội của người dân tộc không còn bản sắc riêng biệt nữa khi đưa các thứ bên ngoài vào theo ý muốn chủ quan.

Thấy rõ nhất là cách trang trí lễ hội theo kiểu mít tinh, cách điều hành theo kiểu hội nghị giới thiệu quan chức dài dòng, vỗ tay hoan hô…, và cách tổ chức áp đặt từ các quan chức ngành văn hóa chứ không phải do các già làng hoặc các thầy mo, thầy cúng tiến hành.

Những “tiết mục” thần bí, đậm chất tâm linh không thể diễn ra ở những nơi đó, giữa trời quang, đông người hỗn tạp, thiếu không gian ngự trị thánh thần... Điều đó phải diễn ra trong ánh lửa bập bùng, giữa rừng núi trong đêm và ở giữa những con người thành kính, hướng tất cả tâm trí vào đấng thiêng liêng và tin những điều mình cầu xin sẽ ứng nghiệm. Thiếu không gian thần thánh và kỳ bí đó, không thể diễn ra nghi lễ một cách trang nghiêm và thuần khiết của người dân tộc được.

Mới đây, Lễ hội Mùa Vàng Mù Cang Chải (Yên Bái) năm 2019 thu hút số lượng du khách đông đến mức kỷ lục. Đèo Khau Phạ bị tắc nghẽn đến vài giờ đồng hồ, các quán ăn không còn chỗ cũng không còn thức ăn, đêm ở thị trấn không còn phòng trọ…, nhưng du khách không hề cảm thấy không khí lễ hội gì cả mà chỉ là sự chen lấn, xô đẩy mà thôi.

Người đổ đến đèo Khau Phạ để xem dù lượn – một trò lạ mắt trong một lễ hội vùng dân tộc và đến Mù Cang Chải, La Pán Tẩn để xem ruộng bậc thang và chụp ảnh tự sướng rồi về. Vậy nét đặc sắc ở chỗ nào? Bản sắc dân tộc ở đâu? Du khách không hề nhận thấy điều đó và không ít người cảm thấy ngán ngẩm.

Lễ hội ở vùng dân tộc ít người mà rất xô bồ, ra dáng một hội chợ thương mại và cứ na ná nhau ở phần lễ, phần hội. Thật ra, đến các vùng này vào ngày thường hoặc chợ phiên người ta mới thực sự cảm nhận được phong vị dân gian, phong cảnh núi rừng, ẩm thực dân tộc, thiên nhiên hoang sơ và con người thuần phác... những sinh hoạt đời thường, đậm chất dân dã đó không thể có trong lễ hội.

Có lẽ, cách ứng xử tốt nhất đối với lễ hội cũng như tập tục của bà con dân tộc thiểu số là cứ để họ tiến hành, đừng can thiệp gì cả thì sẽ thoát khỏi hiểm họa “lai căng” khiến nó biến dạng.

Tin cùng chuyên mục

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Đọc thêm

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.