Ứng xử hài hòa với biển

Ứng xử hài hòa với biển
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 có vai trò vô cùng quan trọng với Việt Nam. TS. Nguyễn Đăng Ngải, Viện phó Viện TN&MT biển, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam có một số quan điểm gửi ấn phẩm Báo PLVN Xuân 2025, khẳng định bảo vệ hệ sinh thái biển là việc rất cần thiết trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

***

“Biển Việt Nam chứa đựng nhiều hệ sinh thái và tài nguyên phong phú. Biển không chỉ mang lại nguồn lợi hải sản dồi dào, phát triển du lịch, giao thông vận tải, còn là nguồn cung năng lượng tái tạo (gió biển, sóng biển)... Các hệ sinh thái biển đóng vai trò quan trọng duy trì đa dạng sinh học, nguồn lợi hải sản, điều hòa khí hậu…

Trong Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái, việc bảo vệ các hệ sinh thái biển là nhiệm vụ trọng tâm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển kinh tế biển, củng cố an ninh chủ quyền quốc gia.

Trước xu hướng toàn cầu ngày càng chú trọng bảo vệ môi trường (BVMT), Việt Nam cần triển khai các hành động cụ thể ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, bảo vệ các hệ sinh thái biển khỏe mạnh có khả năng chống chịu tốt trước những tác động như nước biển dâng, nhiệt độ tăng cao”.

***

“Tại Việt Nam, để bảo vệ các hệ sinh thái biển, ngoài hệ thống các khu bảo tồn biển được Nhà nước thành lập, một số khu dân cư ven biển đã thành lập mô hình “Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, điển hình như Rạn Trào (Khánh Hòa), Rạn Bà Đậu (Quảng Nam).

Những tổ chức này do chính những người khai thác thủy sản địa phương tự thành lập nhằm giám sát bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rạn san hô ở địa phương. Tổ thường xuyên tuần tra, ngăn chặn khai thác trái phép, khai thác ở khu vực cấm; giám sát các hoạt động khai thác thủy sản tiêu cực như đánh bắt hủy diệt (chất nổ, chất độc, xung điện), khai thác quá mức; bảo vệ các rạn san hô, các loài thủy sản quý hiếm. Họ còn là những tuyên truyền viên tích cực, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng BVMT biển, cũng là “ngôi nhà” và sinh kế của họ.

Mô hình khác là “Câu lạc bộ (CLB) BVMT biển”, những nhóm người tự nguyện cùng thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường biển. Các CLB dọn dẹp bãi biển, thu gom rác thải, làm sạch môi trường biển; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng…

Các CLB này hoạt động rất sôi nổi, thu hút đông đảo người tham gia, thành phần đa dạng từ học sinh, sinh viên, du khách, người dân địa phương… Nhiều CLB hoạt động thành công như CLB “BVMT bờ biển Khu du lịch Trà Cổ” (Quảng Ninh), “Biển xanh - Làm sạch bờ biển” (Phú Yên), “Phú Quốc Xanh” (Kiên Giang), “Cựu chiến binh BVMT biển” (Quảng Trị)… Đây là những mô hình tiêu biểu cần được nhân rộng”.

***

“Trong kỷ nguyên mới, việc cân bằng giữa khai thác kinh tế biển và BVMT là vấn đề cấp bách, đòi hỏi những giải pháp toàn diện. Theo tôi, cần phải thực hiện các biện pháp sau.

Thứ nhất, quy hoạch chi tiết phân vùng sử dụng đất ven biển, quy hoạch khai thác hải sản, quy hoạch du lịch biển... cần được xây dựng một cách khoa học, phù hợp điều kiện từng vùng. Việc phân chia vùng biển thành các khu vực có chức năng khác nhau như khu bảo tồn, nuôi trồng thủy sản, du lịch... giúp quản lý hiệu quả hơn. Cần áp dụng công nghệ hiện đại như vệ tinh, máy bay không người lái, cảm biến để giám sát quản lý tài nguyên biển, góp phần phát hiện sớm các vấn đề môi trường.

Thứ hai, cần khuyến khích các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo (gió biển, sóng biển), du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản bền vững. Phải có các giải pháp hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề để giảm áp lực lên nguồn lợi thủy sản; phát triển các chuỗi cung ứng thủy sản bền vững, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và chất lượng.

Thứ ba, tăng cường xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải ra môi trường biển, giảm thiểu rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Việc thành lập các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái như rạn san hô, rừng ngập mặn cũng rất quan trọng. Chúng ta cũng cần thúc đẩy các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng các hệ thống phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển.

Thứ tư, Việt Nam cần thúc đẩy tham gia các hiệp ước quốc tế về BVMT biển để cùng nhau giải quyết các vấn đề chung. Hợp tác nghiên cứu với các quốc gia có kinh nghiệm BVMT biển để tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm.

Cuối cùng, một yếu tố rất quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT và hệ sinh thái biển. Việc xây dựng các mô hình bảo vệ - quản lý cộng đồng là giải pháp thiết thực, phát huy hiệu quả vai trò cư dân địa phương”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Đợt rét này kéo dài ở miền Bắc đến ngày nào?

(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do tác động của không khí lạnh, ngày 30/3-4/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng phía Đông Bắc Bộ gần sáng 30/3 -1/4, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời rét. Từ ngày 3/4 trở đi, tại Bắc Bộ đêm và sáng trời rét...

Đọc thêm

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo
(PLVN) -Ngày 25/3, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết vừa gửi đi thông báo kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký tham gia thực hiện Dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo tại huyện Côn Đảo – một dự án mang tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho khu vực đảo tiền tiêu của tỉnh.

Nhiều hồ thủy lợi ở Kon Tum khô cạn

 Một hồ thủy lợi chỉ còn vài vũng nước nhỏ tại Kon Tum. (Ảnh: Trọng Triển)
(PLVN) - Nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện đã trong tình trạng báo động vì cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân địa phương.

Mang Yang (Gia Lai): Xe chở nông sản gây ô nhiễm

Tình trạng khói bụi, ô nhiễm từ trạm cân nông sản đặt cạnh Trường Mẫu giáo Đê Ar. (Ảnh: Nguyễn Luật)
(PLVN) - Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai thường xuyên xảy ra tình trạng thu mua, vận chuyển nông sản gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường sá. Đặc biệt, nhiều phụ huynh của học sinh tại Trường Mẫu giáo Đê Ar bức xúc khi trạm cân nông sản đặt gần trường dẫn tới ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn.

Cháy lớn tại Bắc Kạn, đe doạ hàng nghìn m2 rừng

Vụ cháy xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn (Ảnh: Báo Bắc Kạn)
(PLVN) - Một vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, thiêu rụi nhiều diện tích rừng trồng của người dân địa phương. Đến cuối giờ chiều nay, ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.

Tối nay, 22/3, hưởng ứng Giờ Trái đất để lan tỏa lối sống tiết kiệm năng lượng

Tối nay, 22/3, hưởng ứng Giờ Trái đất để lan tỏa lối sống tiết kiệm năng lượng
(PLVN) - Trong bối cảnh nguồn tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc chuyển dịch sang lối sống xanh không chỉ giúp giảm chi phí sinh hoạt mà còn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng tương lai bền vững. Thủ đô Hà Nội là một trong những nơi tiên phong và tích cực hưởng ứng chiến dịch này nhằm lan tỏa thông điệp về tiết kiệm năng lượng và sống xanh.