Ung thư: Lựa chọn đúng phương pháp là vấn đề tiên quyết

(PLO) - Ung thư nguy hiểm, nhưng không phải là “bản án tử hình” vì nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt tới 100%. Nếu như 20 năm trước chỉ có 1/ 4 trường hợp ung thư được chữa khỏi, thì nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, cứ 2 người mắc bệnh sẽ có 1 người khỏi bệnh.

Lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả

Lựa chọn đúng phương pháp điều trị là vấn đề tiên quyết. Hiện nay, có 5 phương pháp cơ bản đang được sử dụng để điều trị ung thư là phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, nội tiết và điều trị miễn dịch.

Phẫu thuật: Có hai hình thức phẫu thuật: Phẫu thuật triệt để là cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư, có khả năng chữa khỏi khoảng 1/3 tổng số ung thư ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật tạm thời được chỉ định trong một số trường hợp khi ung thư đã lan rộng, nhằm mục đích tạm thời, làm giảm nhẹ u, mở thông đường thở, đường tiêu hóa, tiết niệu...

Điều trị tia xạ: Có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn khu trú tại chỗ, tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư da, cổ tử cung, vòm họng, vùng đầu cổ...

Điều trị hóa chất: Thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết như bệnh bạch cầu, u lymphô ác tính... hoặc ung thư đã lan toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.

Điều trị nội tiết: Có thể bằng 3 cách là cho thêm nội tiết tố (hoóc môn), cắt bỏ tuyến nội tiết và cho thuốc ức chế sản xuất một nội tiết tố hoặc ức chế tác dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư.

Điều trị miễn dịch: Làm tăng sức đề kháng để cơ thể có thể tự tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại mà các phương pháp kinh điển như phẫu thuật, tia xạ, hóa chất không thể diệt hết.

Y học ngày càng phát triển với nhiều phương pháp trị liệu hiện đại, mang lại hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư, nhưng cũng đồng thời gây tổn thương tế bào lành. Điều này kéo theo những tác dụng phụ nặng nề khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt, thậm chí tử vong do tác dụng phụ nếu không có những biện pháp giúp nâng cao thể trạng để theo hết được các phác đồ điều trị.

Sử dụng thảo dược để ngăn ngừa suy kiệt cho bệnh nhân ung thư

Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ những phác đồ trị liệu tại bệnh viện thì bệnh nhân ung thư nên phối hợp có chọn lọc các thảo dược có tác dụng  nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch để phục hồi sức khỏe sau những đợt hóa xạ trị. 

Điển hình trong số đó có nghệ vàng, tam thất và tảo nâu là ba loại thảo dược được các bệnh nhân ung bướu quan tâm hàng đầu.

Nghệ vàng: Là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt tinh chất nghệ Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên, ngăn chặn quá trình tạo mạch và ức chế quá trình phát triển và di căn của tế bào ung thư. 

Tam thất: Tam thất được dân gian ví như “Kim bất hoán”,  giúp bổ máu, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, thành phần Saponin trong tam thất được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm những triệu chứng mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị.

Rong (tảo) nâu: Không chỉ là một loại thảo dược quý từ đại dương với khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên tìm bắt, tiêu diệt vi khuẩn và những tế bào lạ, hoạt chất fucoidan được chiết từ Rong nâu còn có khả năng ức chế quá trình tạo mạch dẫn đến bỏ đói tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn.

Tuy nhiên nếu uống trực tiếp nghệ vàng, tam thất hay ăn rong nâu thì khó mang lại hiệu quả do hạn chế về độ tan và hàm lượng hoạt chất trong thảo dược thô. Curcumin khó hấp thu vào máu do độ tan quá thấp , chỉ 0,001%).  Hàm lượng saponin trong tam thất chưa đến 1,8%. Còn tỷ lệ này của fucoidan trong tảo nâu chỉ là 1.5%. 

Để khắc phục những vấn đề đó, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc chế tạo Phức hệ Nano FGC gồm Fucoidan trong tảo nâu, Saponin trong tam thất và Curcumin trong nghệ vàng giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt, mang lại sức khỏe cho bệnh nhân ung thư. 

Phức hệ Nano FGC giúp tăng độ tan của Curcumin lên hơn 4000 lần nhờ cấu trúc Nano rất đặc biệt. Sự kết hợp của Fucoidan và saponin tam thất tạo thành màng bao nano vững chắc ôm trọn lõi curcumin, giúp bảo vệ các hoạt chất qua hàng rào sinh học, đưa curcumin vào máu dễ dàng, giúp phát huy tối đa hiệu quả của cả ba hoạt chất, so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng thành phần. 

Bước đầu, Phức hệ Nano FGC được chuyển giao thành sản phẩm viên nang cứng CumarGold Kare, thử nghiệm tại Học Viện quân Y trên chuột được nuôi cấy tế bào ung thư người cho thấy sản phẩm có tác dụng ức chế khối u phát triển , tăng tỷ lệ sống sót và tăng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu so với nhóm chuột chứng. 

Để được tư vấn về bệnh ung thư, độc giả vui lòng gọi tổng đài miễn cước 1800.1796, hotline 091.500.1796 hoặc truy cập website cumargoldkare.vn

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.