Ứng phó với thời tiết phức tạp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - La Nina đã và đang tác động đến nước ta. Nam Bộ cũng đang sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông nghiêm trọng. Không có cách nào khác là phải làm tốt dự báo, có các giải pháp ứng phó khả thi...

Thời tiết đã và đang diễn biến phức tạp. Theo dự báo, một số nơi như Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn, khả năng cao là lũ trên các sông suối, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét.

Mưa lũ, sạt lở đất là loại hình thiên tai phổ biến nhưng rất khó lường, gây thiệt hại nặng nề bậc nhất về người và tài sản, do vậy chúng ta phải hết sức chú ý triển khai các giải pháp phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề rất khó là địa hình các khu vực này rất rộng với đồi núi có độ dốc cao, không thể xây dựng đủ các công trình để ứng phó.

Giải pháp hạn chế rủi ro và giảm nhẹ thiệt hại là cách tốt nhất đối với điều kiện của nước ta hiện nay.

Chính vì thế, tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ngập sâu. Phải khoanh vùng, xác định nơi nào có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất. Ngành chức năng và các địa phương phải xác định trọng tâm trên địa bàn, chỗ nào nguy cơ cao thì phải theo dõi, cảnh báo cho người dân, đồng thời triển khai sắp xếp, bố trí dân cư ở nơi an toàn. Đó là đối với vùng núi.

Khu vực đồng bằng, qua đợt ngập, phải xác định chỗ nào là chỗ xung yếu bị ngập, xác định vùng có nguy cơ cao để xây dựng phương án phòng, chống, cảnh cáo cho người dân. Trong một môi trường thường xuyên bị tác động của thiên tai thì cần nhận định được rủi ro và kiểm soát bằng cách tăng cường công tác dự báo, cảnh báo.

Về ý thức, không được làm trầm trọng thêm những nguy cơ thiên tai, tức là tùy vào thực trạng cụ thể của từng địa phương mà phải giải quyết được các vấn đề như không gian cho thoát nước, hành lang thoát lũ của các con sông để không làm trầm trọng hơn những rủi ro khi thiên tai xảy ra. Đối với cơ quan chức năng, cần sẵn sàng lực lượng, phương án cứu hộ, cứu nạn; phát triển lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở để phát hiện và ứng phó kịp thời các tình huống nhằm hạn chế các thiệt hại do lũ, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác.

Người dân, với tư cách vừa là chủ thể phòng, chống vừa là nạn nhân, nếu nguy cơ thiên tai xảy ra, nhất định phải được tuyên truyền, nhận được cảnh báo để chủ động ứng phó, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống lũ quét, sạt lở núi.

La Nina đã và đang tác động đến nước ta. Nam Bộ cũng đang sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông nghiêm trọng. Không có cách nào khác là phải làm tốt dự báo, có các giải pháp ứng phó khả thi.

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.