Ứng phó với bão Tembin (bão số 16): Tiêu chí hàng đầu là đảm bảo tính mạng người dân

Ứng phó với bão Tembin (bão số 16): Tiêu chí hàng đầu là đảm bảo tính mạng người dân
(PLO) -Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 5 tỉnh Đông Nam bộ và TP HCM để chỉ đạo ứng phó bão số 16 - cơn bão có tên quốc tế Tembin đã khiến gần 200 người tại Philippines thiệt mạng.

Gần 900.000 người có thể phải di dời

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi vượt qua Philippines và đi vào Biển Đông, bão số 16 tiếp tục mạnh lên. Dự báo, đến 7 giờ hôm nay (25/12), vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo 300 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10 mét. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/h).

Đến 19 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao 7-9 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai ở vùng biển gần bờ (bao gồm cả huyện đảo Côn Đảo) và đất liền ven bờ: cấp 4.Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 130 km tính từ vùng tâm bão.

Trong ngày và đêm nay, do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài đến 2-3 ngày. Từ đêm mai (26/12), mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đây là cơn bão mạnh, trái quy luật (đổ bộ vào cuối năm), tốc độ di chuyển rất nhanh, khả năng bão đổ bộ vào vùng rất ít xảy ra bão, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông. Hơn nữa, dân cư vùng cửa sông, ven biển khu vực này đông đúc, ít có kinh nghiệm ứng phó với bão, thậm chí một số nơi có tư tưởng chủ quan; hoạt động kinh tế khá lớn, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, du lịch. Một số tuyến đê biển mới được củng cố, tu bổ chống với bão cấp 9, triều 5%, với tổng chiều dài 276 km (tổng số 774 km bờ biển) thấp hơn cường độ bão đổ bộ; hiện có 23 vị trí trọng điểm xung yếu từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.

Các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển từ 16h ngày 23/12. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.120 phương tiện với 343.163 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Về công tác sơ tán dân, 4 tỉnh, thành phố đã có báo cáo, di dời được 13.564 người/853.604 người thuộc 9 tỉnh có kế hoạch di dời.

Dừng các cuộc họp không cần thiết

Để chủ động phòng chống bão, tại tỉnh Sóc Trăng, đến sáng 24/12, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông tin, hướng dẫn được hầu hết các tàu khai thác của ngư dân trên vùng ngư trường biển Sóc Trăng, các phương tiện tàu thuyền của tỉnh đánh bắt trên biển biết vị trí hướng đi của cơn bão số 16 để chủ động tránh trú bão. Cũng trong sáng 24/12, lãnh đạo tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Sóc Trăng đã về các địa phương ven biển, ven sông lớn để chỉ đạo công tác triển khai phòng chống bão. Hiện các địa phương ven biển của Sóc Trăng như thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung đang tập trung triển khai các phương án ứng phó với bão.

Nằm trong khu vực đất liền nhưng Cần Thơ vẫn chịu ảnh hưởng của bão, bởi vậy, ngày 24/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai — Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác ứng phó với cơn bão số 16.

Cùng ngày, tại hội nghị trực tuyến khẩn cấp với 12 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm triển khai kế hoạch ứng phó với bão Tembin, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương cần dừng các cuộc họp không cần thiết, trực tiếp xuống địa phương, bám sát địa bàn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc khi triển khai kế hoạch ứng phó với bão số 16. Dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang tại địa phương phải là lực lượng nòng cốt, luôn sẵn sàng, túc trực thường xuyên để ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, các cấp phải lấy tiêu chí đảm bảo tính mạng người dân làm nhiệm vụ hàng đầu, giảm thiệt hại về vật chất, tài sản. Riêng với các phương tiện giao thông đường thuỷ, đò ngang phải đảm bảo an toàn tuyệt đối; trên các tuyến sông lớn như sông Tiền, sông Hậu phải hướng dẫn người dân neo đậu thuyền tàu an toàn, ngưng các hoạt động trên sông sau 18h trong những ngày bão đổ bộ.

Trong khi đó, tại Cà Mau, ngày 24/12, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh này cũng có cuộc họp khẩn về công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão. Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đã cho dừng các cuộc họp để tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình ứng phó với bão số 16. Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện túc trực 24/24; đặc biệt là phải có phương án chuẩn bị huy động lực lượng, phương tiện cần thiết, kịp thời phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả bão Tembin. Hiện tỉnh Cà Mau đã thông báo cấm tàu cá ra biển kể từ 16 giờ ngày 23/12/2017.

Đến sáng 24/12, Cà Mau đã liên hệ được 862 tàu cá, 7.183 thuyền viên đang hoạt động trên biển. Hiện, có 734 tàu cá của tỉnh Cà Mau và các tỉnh lân cận đã vào khu neo đậu tránh, trú bão an toàn. Toàn tỉnh có 8.114/17.401 căn nhà dân được gia cố an toàn...

Tại hội nghị trực tuyến ứng phó với bão Tembin diễn ra sáng 23/12, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương, đơn vị chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng và phương tiện để chủ động ứng phó hiệu quả, kịp thời với bão Tembin, tránh tư tưởng chủ quan, kiên quyết di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bảo đảm an toàn về người và tài sản.

Tổng cục trưởng Tổng cục huỷ lợi Trần Quang Hoài cũng lưu ý các địa phương, đơn vị, đây là khu vực ít khi bị ảnh hưởng bởi bão, nên kinh nghiệm ứng phó hạn chế và còn tư tưởng chủ quan của một số chính quyền cơ sở, cộng đồng trong ứng phó với bão và có thể lặp lại kịch bản thiệt hại như ở Khánh Hoà trong cơ bão số 12. Trong đó, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng về tránh trú tàu thuyền, đê biển, nhà ở tàu thuyền, tập quán sinh sống, sản xuất, kinh nghiệm phòng tránh, đặc biệt gồm rất nhiều đảo… đều gặp rất nhiều bất lợi khi bão đổ bộ.

Theo ông Lê hanh Liêm, Phó Chủ tịch hường trực UBND TPHCM, thành phố đã họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của thành phố. Hiện tại, thành phố chuẩn bị mọi lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu với các tình huống do bão gây ra.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.