Ứng phó với bão số 6: Chủ động để giảm thiểu thiệt hại

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tình hình chống bão số 6 tại Bình Định
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tình hình chống bão số 6 tại Bình Định
(PLVN) - Tại cuộc họp ứng phó với bão số 6 (tên quốc tế là Nakri)  của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai diễn ra sáng 10/11, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trần Quang Hoài đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1512/CĐ-TTg ngày 8/11 của Thủ tướng Chính phủ để chủ động trong việc ứng phó bão số 6.

Rủi ro thiên tai cấp độ 3

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia ngày 10/11 cho biết, vào 13h00 ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 170 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão. Theo dự báo, đến 13h00 hôm nay (11/11), vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).  

Do ảnh hưởng của bão số 6, từ ngày 10 đến 12/11, ở các tỉnh, TP. từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão là cấp 3. 

Tại cuộc họp ứng phó với báo số 6 vào hôm qua (10/11), ông Trần Quang Hoài yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tình hình mưa và sẵn sàng triển khai ứng phó khi có mưa lũ lớn, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời để phục vụ sự chỉ đạo điều hành ứng phó bão cũng như công tác thông tin truyền thông tới người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. 

Ông Hoài cũng đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ trong công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền; các lực lượng di dời, sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven biển, cửa sông, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm. Các lực lượng chức năng cần chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực thường xảy ra sự cố.

Theo đại diện Ủy ban quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quân đội đã huy động trên 250.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, 2.300 phương tiện trên đất liền, trên 150 tàu thuyền ứng trực trên biển, sẵn sàng ứng phó với bão. Quân khu 5 thành lập và đặt 2 sở chỉ huy tại Bình Định và Quảng Nam do Phó Tham mưu trưởng quân khu chỉ huy.

Đại tá Trần Văn Đình - Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn của Cơ quan thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – thông tin, đến 6h00 ngày 10/11, cơ quan đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 phương tiện/243.063 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão; đã thông báo, hướng dẫn di chuyển, gia cố và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho 123.729 lồng bè nuôi trồng thủy sản/9.566 lao động. Các địa phương đã lên kế hoạch di dời tổng cộng 44.503 hộ, 181.188 người tại các khu vực nguy hiểm ven biển, trên đảo, các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến di dời 13.227 hộ với 47.883 người; Bình Định là 14.456 hộ với 68.006 người; Phú Yên là 8.904 hộ với 31.601 người và tỉnh Khánh Hòa di dời 7.916 hộ, 33.698 người).

Cấm biển, di dân, dừng tất cả cuộc họp để ứng phó bão số 6

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều 10/11, trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11. Gia Lai, Đắk Lắk gió giật cấp 7. Vùng ven biển các tỉnh từ Bình Định đến Phú Yên có nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 1,5 - 2,5m. Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, đến hết ngày 12/11, tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. 

Trước dự báo trên, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa đã ban hành lệnh cấm ra khơi từ sớm. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cũng thông báo cho học sinh nghỉ học vào ngày 11/11.

Tại Quảng Ngãi, tỉnh đã lập Tiểu ban tiền phương ứng phó tại huyện Đức Phổ và tăng cường hàng trăm cán bộ về địa phương để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Đến cuối ngày 10/11, khoảng 1.160 hộ nằm ở các khu vực nguy hiểm của huyện này đã được di dời đến nơi trú tránh an toàn. Bộ CHQS tỉnh đã thành lập 2 sở chỉ huy tiền phương tại huyện đảo Lý Sơn và Đức Phổ. Tại mỗi xã bố trí trực từ 20-25 đồng chí và các loại ghe; tại huyện bố trí trực từ 25-30 đồng chí cùng ca nô, xe ô tô… 

Tỉnh Bình Định đã cấp tốc di dời được gần 10.000 nhân khẩu của 2.604 hộ dân đến những nơi an toàn để tránh bão. Trên 3.700 cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng quân đội, công an, bộ đội biên phòng… trong tỉnh đã được huy động để cùng lực lượng của Quân khu 5 xuống các địa phương ven biển, vùng xung yếu để hỗ trợ dân trong cơn bão số 6.

Tại Phú Yên, lực lượng tham gia công tác ứng phó với bão số 6 trên toàn tỉnh ước khoảng 6.220 người. Các địa phương đã tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp chằng néo, chống bừa neo, trôi dạt và tổ chức hướng dẫn người dân nuôi lồng, bè thả trệt xuống sát đáy để đảm bảo an toàn; tổng số người được di dời trên các lồng, bè khoảng 3.600 người. Số hộ chăn nuôi gia súc dọc sông Ba nằm trong vùng nguy hiểm (162 hộ với 669 con bò chủ yếu ở huyện Phú Hòa và Tây Hòa) được vận động di dời, sơ tán để đảm bảo an toàn về người và gia súc.

Tại Khánh Hòa, báo cáo nhanh chiều 10/11 cho thấy, toàn tỉnh có khoảng 102 điểm có nguy cơ sạt lở đất. Đến trưa 10/11, toàn tỉnh đã di dời 627 hộ dân, với 2.331 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển (khoảng 2.462 bè, với 54.049 lồng với 5.600 lao động) đều đã được chằng néo. Người lao động đang được di chuyển dần vào bờ với yêu cầu phải kết thúc trước 15h chiều 10/11. 

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...