Ứng dụng công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW: Khơi thông tương lai xanh cho đại dương

Cũng như Vũng Tàu, các bãi biển Phú Quốc thường ghi nhận tình trạng rác thải nhựa đại dương dạt vào bờ sau khi thủy triều lên. (Ảnh: PV)
Cũng như Vũng Tàu, các bãi biển Phú Quốc thường ghi nhận tình trạng rác thải nhựa đại dương dạt vào bờ sau khi thủy triều lên. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thực trạng ô nhiễm nhựa đại dương ngày càng nhức nhối, ứng dụng khoa học công nghệ được xem là “chìa khóa” góp phần bảo vệ nguồn sống xanh của nhân loại. Nghị quyết 57-NQ/TW và các định hướng, chính sách về phát triển bền vững kinh tế biển đang là nền tảng vững chắc thúc đẩy công nghệ xanh, từ giám sát môi trường đến tái chế thông minh, nhằm từng bước giải quyết tận gốc “bài toán” rác thải nhựa và phục hồi hệ sinh thái biển Việt Nam.

Nhức nhối ô nhiễm môi trường biển

Những ngày cuối tháng 5, biển Vũng Tàu - một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng, lại chứng kiến hiện tượng những lớp rác thải nhựa, lục bình trôi dạt, tấp vào bờ gần như mỗi ngày.

Cụ thể, sáng 28/5, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh nhếch nhác rác thải tại Bãi Sau sau thủy triều lên, đó là từng lớp lục bình, cùng với nhiều loại rác thải khó phân hủy như chai, lọ nhựa, bao bóng, thùng xốp… tràn lan trên bờ biển.

Theo đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu (Vesco) phải huy động hàng chục công nhân, cùng xe cuốc, xe tải, xe ép rác đến các bãi tắm để thu gom, ước tính mỗi ngày thu từ 20 - 30 tấn rác.

Được biết, đây là hiện tượng gần như là thường niên xảy ra ở biển Vũng Tàu. Theo chu kỳ hằng năm, các bãi biển ở Vũng Tàu phải hứng chịu nhiều đợt rác thải đại dương và thường sẽ xuất hiện sau những trận mưa lớn ở TP HCM, biển Cần Giờ, sông Đồng Nai hoặc các tỉnh miền Tây.

Đây rõ ràng là “bài toán” môi trường không mới đối với biển Vũng Tàu hay nhiều bờ biển khác tại Việt Nam cũng ghi nhận tình trạng như vậy, ví dụ như Phú Quốc.

Theo thống kê của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất hằng năm, một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, và chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế. Ước tính khoảng 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa đang đọng lại ở sông, hồ và biển, đe dọa hệ sinh thái biển, chuỗi thực phẩm và sức khỏe con người.

Thúc đẩy công nghệ giải quyết các vấn đề đại dương xanh

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8/6) với chủ đề: “Đại dương kỳ diệu: Gìn giữ nguồn sống của nhân loại”, Ngày Môi trường thế giới (5/6) với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” và Tháng hành động vì môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã khởi động chuỗi sự kiện Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025.

Đặc biệt, với chủ đề năm nay là “Công nghệ xanh cho đại dương bền vững” và “Chống ô nhiễm nhựa”, Bộ NN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức chuỗi hoạt động trọng điểm, nhằm lan tỏa tinh thần hành động vì môi trường xanh, biển sạch và phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Lê Minh Ngân khẳng định “không thể phát triển nếu xem nhẹ môi trường và đại dương”, đồng thời “cần lồng ghép bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình sản xuất và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, lối sống xanh trong cộng đồng”.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 cũng là lời hiệu triệu thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh, chuyển đổi số, gắn với tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững - nơi chủ quyền, tài nguyên, hệ sinh thái và di sản văn hóa biển của Việt Nam.

Thông qua các hội thảo chuyên đề, hoạt động cộng đồng, sáng kiến đổi mới, Bộ NN&MT kỳ vọng các mô hình kinh tế biển xanh sẽ lan tỏa rộng khắp, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Sự tham gia chủ động, sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và từng người dân chính là lực đẩy hiện thực hóa một đại dương khỏe mạnh - an toàn - có khả năng phục hồi và phát triển bền vững.

Theo Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn, vấn đề gốc rễ là phải phát triển kinh tế biển xanh, trong đó công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ là trung tâm. Đặc biệt, điều này còn đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 57, cùng với Quy hoạch không gian biển, Quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ đã được phê duyệt, đều định hướng những cách tiếp cận tổng thể, thúc đẩy những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để làm sao giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo giữa phát triển kinh tế và bảo tồn, bảo vệ đại dương. Theo đó, 4 đột phá là phát triển hạ tầng logistic xanh, phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế biển xanh bền vững và năng lượng xanh từ biển.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng
(PLVN) - Trước tình trạng giá đá xây dựng cao hơn công bố, kèm theo dấu hiệu khan hiếm vật liệu và giao dịch qua trung gian gây bất ổn thị trường, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị khai thác, cung ứng đá báo cáo cụ thể về hoạt động khai thác, bán hàng và giá cả để kịp thời xử lý, chấn chỉnh theo quy định pháp luật.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.

Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông

Vùng áp thấp xuất hiện trên khu vực Bắc Biển Đông. Ảnh: Hệ thống Giám sát thiên tai Việt Nam
(PLVN) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (9/6), một vùng áp thấp xuất hiện trên khu vực Bắc Biển Đông, có vị trí lúc 7h ở khoảng 17,0–18,0 độ Vĩ Bắc, 117,2–118,2 độ Kinh Đông. Vùng áp thấp này nằm trên rãnh áp thấp có trục khoảng15–18 độ Vĩ Bắc và hiện đang di chuyển chậm theo hướng Tây.

Danh mục các loài ĐVHD có khả năng gây nuôi sinh sản vì mục đích thương mại: Khung pháp lý cần thiết để hỗ trợ kiểm lâm và chủ nuôi

Ngày 23/4/2025, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn đã tuyên phạt đối tượng Trương Văn Tuấn 10 năm 6 tháng tù về hành vi nuôi nhốt trái phép các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Trong nhiều năm qua, phát triển kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. Do đó, quy định của pháp luật cũng tập trung bảo đảm mục tiêu này khiến cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn gặp những trở ngại nhất định. Việc quy định cho phép gây nuôi thương mại đối với hầu hết các loài động vật hoang dã (ĐVHD) trong thời gian qua là minh chứng rõ nhất.

Cá heo mắc cạn, chết tại khu vực cảng Tiên Sa

Cá heo mắc cạn, chết tại khu vực cảng Tiên Sa
(PLVN) - Một cá thể cá heo đốm nhiệt đới bị mắc cạn tại khu vực cầu 5 cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng) đã chết sau một ngày được các lực lượng chức năng và tình nguyện viên nỗ lực giải cứu và chăm sóc.

Không cho kẻ xấu có cơ hội tiếp cận hóa chất độc hại

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dự kiến giữa tháng 6/2025 này, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong giai đoạn cả thế giới hướng tới cuộc sống “xanh”, môi trường “xanh”; và mới đây cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt vụ sử dụng hóa chất cần kiểm soát đặc biệt (KSĐB), chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; những nội dung sửa đổi của Luật Hóa chất không chỉ được người dân quan tâm, mà còn nhận được các góp ý sâu sắc của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).