Ùn ứ nông sản ở cửa khẩu: Cần khai thác tiềm năng thị trường nội địa

Nhiều xe container bị tắc ở cửa khẩu đã dỡ hàng tấn mít chất đầy trong thùng xe xuống để bán cho khách dọc đường.
Nhiều xe container bị tắc ở cửa khẩu đã dỡ hàng tấn mít chất đầy trong thùng xe xuống để bán cho khách dọc đường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định, trong bối cảnh hiện tại và tương lai, các doanh nghiệp, hiệp hội cần thay đổi tư duy để thích nghi.

Trước thực trạng hàng hóa nông sản, đặc biệt là trái cây bị ùn tắc nghiêm trọng ở các cửa khẩu phía Bắc, sáng 31/12, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 đã tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất, chế biến nông sản và thúc đẩy thị trường nội địa”.

Ngoài điểm cầu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn còn có sự tham gia của các tỉnh biên giới phía Bắc có cửa khẩu và đang tồn đọng nông sản như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… Bên cạnh Sở NN&PTNT, Sở Công Thương và Cục Hải quan của các tỉnh này cũng tham dự.

Diễn đàn còn một số điểm cầu khác là các địa phương có nhu cầu thu mua hoặc bán nông sản thời gian tới như: Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang...

Bên cạnh đó, Diễn đàn còn có sự tham dự của nhiều đại biểu là các doanh nghiệp thu mua, chế biến, phân phối đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Doanh nghiệp nhiệt tình tham gia xây dựng chuỗi giá trị nông sản

“Trong điều kiện Trung Quốc hạn chế nhập nông sản, trong đó có những trái cây chủ lực của Việt Nam như thanh long, mít, dưa hấu, nhiệm vụ của Diễn đàn hôm nay là làm rõ thêm vai trò của thị trường nội địa”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT bày tỏ vui mừng khi thấy nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới.

“Qua đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn. Chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi ích” , Thứ trưởng Nam nói.

Theo Thứ trưởng Nam, có nhiều tin nhắn nói rằng thị trường Trung Quốc có giá tốt hơn. Tuy nhiên, qua ý kiến của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu về khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp cần tích cực thay đổi tư duy.

“Đứng trước thực trạng như thế, chúng ta phải thay đổi, thích nghi. Tôi và Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp, thông tin rộng rãi trên báo chí về việc ngừng xuất khẩu thanh long, nhưng xe vẫn cứ ùn ùn lên cửa khẩu”.

Tổng kết ý kiến của nhiều địa phương, Thứ trưởng Nam cho biết hàng trăm nghìn tấn thanh long, mít, xoài, bưởi, dưa hấu đã đến vụ thu hoạch, trong khi các cửa khẩu Trung Quốc gần như đóng cửa.

“Các hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương cần tăng cường kết nối để tiêu thụ. Đây là trách nhiệm chung của chúng ta. Bộ NN&PTNT sẽ làm hết mình với vai trò kết nối”, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp, tập đoàn đã đồng hành cùng 17 phiên diễn đàn, đến hôm nay là phiên thứ 18 vẫn nhiệt tình tham gia xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, lãnh đạo ngành Nông nghiệp đã làm việc thường xuyên với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đồng thời thống nhất 6 tháng họp một lần. Thứ trưởng cho biết, phía bạn rất tạo điều kiện cho việc thông quan nông sản.

Hiện Trung Quốc đồng ý việc kiểm tra, kiểm dịch trực tuyến và hứa ưu tiên kiểm tra sầu riêng, chanh leo. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép xuất nhập khẩu chính ngạch thạch đen bằng hình thức trực tuyến. Với riêng tỉnh Quảng Tây, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các buổi gặp song phương, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông sản sang Trung Quốc.

Trong thông báo được nhấn mạnh hai lần, Thứ trưởng Nam thông tin thị trường Mỹ đã thông báo cho Bộ biết là 60 ngày nữa, bưởi Việt Nam sẽ chính thức được vào thị trường này. Sau đó, Mỹ sẽ xem xét hồ sơ về quả dừa của Việt Nam. Các đơn vị có liên quan cần tích cực làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để làm hồ sơ.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) Nguyễn Thái Dũng cho biết, đơn vị sẽ triển khai bán hàng không lợi nhuận cho nông sản Việt Nam gặp khó trong xuất khẩu như trái cây, hải sản trên hệ thống siêu thị BRG Mart.

Bên cạnh việc đưa nông sản đến hệ thống siêu thị ở 7 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam, ông Nguyễn Thái Dũng còn thông tin BRG Retail sẽ chuẩn bị hệ thống kho lạnh để tích trữ hải sản, trái cây để bán hàng từ nay đến cuối năm. Ngoài ra, với hạ tầng công nghệ có sẵn, BRG Retail cũng đẩy mạnh bán các mặt hàng nông sản trên hệ thống ứng dụng mua hàng online của mình.

Ông Paul Lê, đại diện Central Retail cho rằng, trước tiên cần phân loại các sản phẩm đang bị ùn tắc tại cửa khẩu cũng như nhà vườn và Central Retail sẽ hỗ trợ tiêu thụ các nông sản đạt chuẩn, trong đó tập trung vào thanh long, dưa hấu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng mùa tết.

Bên cạnh đó, ông Paul Lê khẳng định có thể hỗ trợ các nông sản đạt chuẩn của Việt Nam đến với hệ thống bán lẻ nước ngoài, không chỉ dừng lại ở Thái Lan mà còn ở thị trường phương Tây như Pháp, Đức, Mỹ… vốn rất yêu thích nông sản nhiệt đới.

Đặt ra yêu cầu về chế biến

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, hiện nhiều nông sản vào vụ, có nhu cầu tiêu thụ lớn. Ngoài ra, các chính sách giám sát COVID-19 của Trung Quốc ngày càng tăng cường, duy trì chế độ “Zero Covid”, trong khi Việt Nam lại chủ trương sống chung với dịch.

“Những vấn đề ở biên giới đặt ra yêu cầu về việc chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam phải thay đổi, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần”, ông Hòa nói. Một số mặt hàng như thủy sản, rau quả bảo quản lạnh sẽ được Trung Quốc giám sát chặt chẽ. Theo ông Hòa, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến năng lực thông quan tại cửa khẩu giảm khoảng một nửa thời gian qua.

Nhằm giải quyết các vấn đề ùn tắc nông sản, lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình lưu thông, xuất nhập khẩu nông sản cả ở cửa khẩu, lẫn các địa phương. Dù nhiều Bộ, ban, ngành vào cuộc quyết liệt, nhưng nhiều địa phương chưa kịp điều tiết hàng hóa. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều xe chở nông sản lên biên giới đã quay đầu trở lại các đô thị lớn như Hà Nội.

Bà Nguyễn Phương Hồng, Giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng tập đoàn Nafoods Group cho biết, Công ty có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến ở khắp cả nước, với công suất thiết kế 100.000 tấn, tương đương 300.000 tấn nguyên liệu/năm.

Các sản phẩm chính của Nafoods là chanh leo, dứa, xoài, mãng cầu, hạt điều… Thời gian từ giờ đến Tết, Nafoods có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long. Với các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Sản lượng khoảng 1.000 tấn.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), cho biết, hiện nay Công ty đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới.

Cụ thể, mỗi ngày Công ty tiêu thụ khoảng 100 - 150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là sản phẩm xoài. Thời gian qua, Công ty cũng đã kếp hợp với Đồng Tháp, Tiền Giang để có nguồn cung phục vụ chế biến nông sản.

“Hiện nay chúng tôi vẫn chế biến xoài với số lượng lớn. Nếu các đơn vị có sản phẩm xoài, dứa, chanh leo hay chuối gặp khó khăn trên cửa khẩu, Công ty sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ”, ông Khuê cho biết.

Tạo điều kiện để các xe quay đầu có thể bán xả hàng

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An Đinh Thị Phương Khanh cho biết, từ khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đồng loạt các kho thanh long trên địa bàn tỉnh Long An đã tạm dừng thu nhận hàng. Do đó, ngày 27-28/12 vừa qua, các thương lái đã biểu tình, yêu cầu các kho phải bồi thường cho lượng thanh long đã được thu mua từ phía người dân.

Nhiều xe thanh long phải quay đầu để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Nhiều xe thanh long phải quay đầu để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Theo đó, bà Đinh Thị Phương Khanh đã đưa ra những kiến nghị để gỡ khó cho thanh long Long An trong thời gian tới. Chẳng hạn như đề nghị Chính phủ và các bộ ban ngành Trung ương tiếp tục đàm phán với bên Trung Quốc để nối lại giao thương, thông quan.

Hiện nay còn tồn khoảng 200 xe thanh long của Long An trên cửa khẩu phía Bắc. Đề nghị các địa phương tạo điều kiện để các xe quay đầu có thể bán xả hàng giảm lỗ xuống mức thấp nhất. Đề xuất Chính phủ có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo quản lạnh và hỗ trợ cho người dân.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn Đinh Thị Thu cho biết, trong thời gian tới việc xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 dịp nghỉ Tết dương lịch và Tết Nhâm Dần đang đến gần. “Phía Trung Quốc sẽ tạm dừng nhập khẩu hàng hóa trên container lạnh trong 28 ngày của dịp Tết Nhâm Dần, trong đó 14 ngày trước Tết và 14 ngày sau Tết”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn cho biết thêm.

Trước tình hình đó, bà Thu kiến nghị các đơn vị cấp trên cần tổ chức thêm các cuộc hội đàm cấp cao để thông quan nốt 2.900 xe đang còn ùn tắc trước Tết nguyên đán. Ngoài ra, bà Đinh Thị Thu cũng đề xuất đàm phán với Trung Quốc để tăng thời gian làm việc tại các cửa khẩu vẫn còn hoạt động, từ 4h, 8h lên 12h mỗi ngày để nâng cao năng lực thông quan.

Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai Hoàng Chí Hiền đề nghị Bộ NN&PTNT sớm đàm phán ký kết hiệp định về kiểm dịch nông, thủy, hải sản, mở rộng danh mục trái cây xuất sang Trung Quốc do phía bạn còn nhiều nhu cầu về nông sản Việt Nam.

“Chúng tôi cũng kiến nghị sớm ban hành cơ chế chính sách, hoặc gói hỗ trợ đặc biệt cho ngành chế biến sâu. Vừa qua, Lào Cai đã mời gọi được một nhà đầu tư chế biến dứa, có thời điểm không đủ hàng, phải vào tận Thanh Hóa tìm nguồn hàng”, ông Hiền nói và bổ sung: “Lào Cai đang rà soát, xây dựng cửa khẩu xanh, vùng đệm an toàn. Việc này, phía Trung Quốc đã làm, và sắp tới còn siết chặt hơn”.

Từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc áp dụng Lệnh 248, Lệnh 249 và chủ trương quản lý chặt kinh tế biên mậu, và thúc đẩy việc xuất nhập khẩu chính ngạch. Ông Hòa nhận định, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam cần lưu ý, bên cạnh cải tiến, nâng cao quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng có thể tham gia vào các chuỗi siêu thị lớn của Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Đọc thêm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tăng giá xăng, dầu

Hình ảnh minh họa
(PLVN) -Chiều nay, 7/11, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, chỉ dầu madút giảm nhẹ.

Ngày mai giá xăng có thể tiếp tục giảm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (7/11), giá xăng trong nước được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 66 đồng/lít về mức 19.334 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 123 đồng /lít về mức 20.377 đồng/lít.

Giá vàng 'tạm nghỉ' trước khi leo đỉnh mới?

Giá vàng thế giới đang “hạ nhiệt”. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Trong 10 ngày qua, giá vàng thế giới đã lần lượt leo lên các đỉnh cao nhất, tác động mạnh đến giá vàng trong nước, khiến cho giá vàng nhẫn trong nước có thời điểm ngang bằng với giá vàng miếng - điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường vàng. Nhưng gần tới mốc bầu cử Tổng thống Mỹ, giá vàng đã “hạ nhiệt”…

Tập huấn chuyên sâu về thương mại điện tử tại Hải Phòng

Hơn 300 đại biểu từ các Sở, ngành, đơn vị, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và hợp tác xã đã tham gia chương trình tập huấn.
(PLVN) - Ngày 5/11, Sở Công Thương TP Hải Phòng phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức Lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu quy định pháp luật về thương mại điện tử; chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến.

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh phiên đầu tuần

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trên thị trường thế giới bất ngờ quay đầu giảm. Tuy nhiên, sau một tuần liên tục tăng, hiện cả giá vàng trong nước và thế giới đã ở mốc kỷ lục chưa từng có.

Ngày mai, giá xăng có thể giảm tiếp

Giá xăng dự báo giảm trong kỳ điều chỉnh ngày mai (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai, 24/10, giá xăng trong nước được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Cụ thể, giá xăng có thể giảm nhẹ  70-120 đồng/lít còn giá dầu có thể giảm mạnh hơn, khoảng 330-380 đồng/lít.

Xuất khẩu rau quả năm nay có thể vượt ngưỡng 7 tỷ USD

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng vào quý cuối năm cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư mới ký kết trong năm 2024 sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023.