Ukraine muốn giành lại lãnh thổ, bao gồm Crimea, bằng vũ khí Mỹ?

Các Bộ trưởng Quốc phòng NATO họp ở Brussels (Bỉ) hôm 15/6.
Các Bộ trưởng Quốc phòng NATO họp ở Brussels (Bỉ) hôm 15/6.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các vũ khí của Mỹ sẽ giúp Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát, trong đó có Donbass và Crimea, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn với CNN ngày 16/6.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN ngày 16/6, ông Reznikov bày tỏ hy vọng sẽ giành lại lãnh thổ của Ukraine bằng vũ khí phương Tây viện trợ.

Vũ khí của Mỹ sẽ giúp Ukraine giành lại lãnh thổ, cả Crimea và Donbass - ông nói. “Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ của mình, trong đó có Crimea. Crimea là một mục tiêu chiến lược với Ukraine bởi đó là lãnh thổ của Ukraine. Nhưng chúng tôi sẽ tiến hành việc này theo từng bước", ông Reznikov cho hay.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cũng cho biết bước đầu tiên sẽ là ổn định tình hình thực địa để ngăn cản những tổn thất lớn hơn của Ukraine trước quân đội Nga. Trong giai đoạn thứ hai, ông Oleksiy Reznikov cho biết, Ukraine sẽ đẩy lùi lực lượng Nga về các vị trí như trước chiến dịch quân sự ngày 24/2.

Ông Reznikov nói với CNN rằng chỉ trong giai đoạn 3, sẽ có các cuộc thảo luận với các đối tác của Ukraine về "cách giải phóng các vùng lãnh thổ, bao gồm cả Crimea".

Các quan chức Ukraine cho biết họ sẽ không sử dụng vũ khí để tấn công Liên bang Nga, tuy nhiên, Ukraine không coi Crimea là lãnh thổ của Nga.

Khi được hỏi liệu nỗ lực tái chiếm Crimea bằng các biện pháp quân sự có tiếp tục kích động Nga - vốn coi Crimea là một phần của Liên bang Nga hay không – ông Reznikov nói rằng đó không phải là điều cần cân nhắc.

"Điều đó không quan trọng. Bởi vì họ (người Nga) sẽ thấy điều đó ở Kherson, họ sẽ thấy điều đó ở Zaporizhzhia, họ cũng sẽ thấy điều đó ở Mariupol... nhưng đây là đất của Ukraine, và Crimea cũng là đất của Ukraine", ông nói.

Trước đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhận định ngày 15/6 rằng, những bình luận của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl về việc cung cấp thêm Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine là điều vô cùng đáng lo ngại, cũng như cho thấy thái độ muốn leo thang căng thẳng của Washington.

Trong khi đó, theo một nguồn tin ngoại giao của Pháp, Paris muốn chứng kiến Ukraine giành lại Crimea như một phần của chiến thắng quân sự trước Nga. Những bình luận này được đưa ra giữa bối cảnh các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy đang tới thăm Kiev.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Italy Mario Draghi đã đến Kiev ngày 16/6. 3 nhà lãnh đạo đã đi tàu tới đây và dự kiến sẽ trao đổi với Tổng thống Zelensky, cũng như thể hiện "thông điệp đoàn kết của EU".

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.