UBND tỉnh Lạng Sơn thông báo về việc thay đổi quy trình xuất nhập cảnh

Số lượng người đến làm thủ tục xuất cảnh tiếp tục tăng cao ở cửa khẩu Hữu Nghị
Số lượng người đến làm thủ tục xuất cảnh tiếp tục tăng cao ở cửa khẩu Hữu Nghị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Lạng Sơn mới ra Thông cáo về việc thay đổi quy trình xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, công tác phòng, chống dịch qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .

Theo đó, nhằm thích ứng linh hoạt, kịp thời các nội dung liên quan đến việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của phía Trung Quốc và để hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được diễn ra thuận lợi, UBND tỉnh Lạng Sơn thông báo:

Từ ngày 8/1/2023 hoạt động xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu được điều chỉnh như sau:

Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Công dân Trung Quốc khi xuất cảnh Việt Nam nhập cảnh Trung Quốc không cần đăng ký lịch hẹn trước khi nhập cảnh, chỉ cần giấy xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 48 tiếng của 1 trong 8 cơ sở Đại sứ quán Trung Quốc đã chỉ định từ trước và thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định.

Công dân Việt Nam và công dân nước thứ ba nhập cảnh Trung Quốc tạm thời chưa có chính sách điều chỉnh (chưa thể nhập cảnh Trung Quốc).

Đối với lái xe và người đi cùng điều khiển phương tiện chở hàng hoá khi nhập cảnh vào Trung Quốc chỉ cần giấy xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 48 tiếng và điền kết quả xét nghiệm vào Phiếu khai báo sức khỏe theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc (cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo).

Tại Cửa khẩu phụ Tân Thanh: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa mốc 1088/2-1089 để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Lái xe và người đi cùng điều khiển phương tiện chở hàng hoá khi nhập cảnh vào Trung Quốc chỉ cần giấy xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 48 tiếng. Cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo và điền kết quả vào Phiếu khai báo sức khỏe theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc.

Tại các Cửa khẩu khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Chưa khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với công dân hai nước.

Từ ngày 8/1/2023 hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thực hiện như sau:

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn. Dừng việc điều tiết, phân luồng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu vào Khu trung chuyển hàng hóa (khi lưu lượng hàng hóa tăng cao sẽ chủ động trong việc điều tiết, kích hoạt lại khu vực này).

Khôi phục phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống như trước đây, tức là lái xe, người đi cùng xe qua biên giới của hai Bên được điều khiển phương tiện chở hàng hoá vào thẳng bến bãi của nước đối diện để giao nhận hàng hóa. Lái xe điều khiển phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu và người đi cùng trước khi nhập cảnh vào Trung Quốc cần phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR âm tính trong vòng 48 giờ và điền kết quả xét nghiệm vào Phiếu khai báo sức khỏe theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc (cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo).

Các cơ quan chức năng phía Trung Quốc và Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp hai Bên áp dụng phương thức “xe hàng sang – xe hàng về” (tận dụng các phương tiện đã giao xong hàng để nhận hàng xuất khẩu của nước đối diện).

Cửa khẩu phụ Tân Thanh: Khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh. Dừng việc điều tiết, phân luồng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu vào Khu Phi thuế quan (khi lưu lượng hàng hóa tăng cao sẽ chủ động trong việc điều tiết, kích hoạt lại khu vực này). Trước mắt hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh sẽ thực hiện song song 2 phương thức giao nhận hàng hoá, cụ thể:

(1) Phương thức giao nhận hàng hóa không tiếp xúc (cắt móc và cẩu container), tức là sử dụng đầu kéo chuyên trách và lái xe chuyên trách của Công ty cổ phần vận tải thương mại Bảo Nguyên.

(2) Phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống như trước đây, tức là lái xe, người đi cùng xe qua biên giới của hai Bên được điều khiển phương tiện chở hàng hoá vào thẳng bến bãi của nước đối diện để giao nhận hàng hóa. Các cơ quan chức năng phía Trung Quốc và Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp hai Bên áp dụng phương thức “xe hàng sang – xe hàng về” (tận dụng các phương tiện đã giao xong hàng để nhận hàng xuất khẩu của nước đối diện).

Lái xe điều khiển phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu và người đi cùng trước khi nhập cảnh vào Trung Quốc cần phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR âm tính trong vòng 48 giờ và điền kết quả xét nghiệm vào Phiếu khai báo sức khỏe theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc (cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo).

Trường hợp các lái xe và người đi cùng không giao được hàng hoá trong ngày mà phải để lại phương tiện bên phía Trung Quốc thì đến cuối ngày phía Trung Quốc sẽ bố trí phương tiện để đưa lái xe và người đi cùng về khu vực Km0 đường chuyên dụng vận tải hàng hoá để làm thủ tục nhập cảnh. Ngày hôm sau, phía Trung Quốc sẽ bố trí phương tiện đón tại địa điểm nêu trên (chi phí đưa đón do lái xe, người đi cùng tự chi trả).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh khu vực mốc 1090 thì sẽ khôi phục phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống như trước đây.

Cửa khẩu phụ Cốc Nam

Theo thông lệ từ trước khi có dịch, phương thức giao nhận hàng hóa tiếp tục triển khai thực hiện theo phương thức lái xe Trung Quốc điều khiển phương tiện sang cửa khẩu Cốc Nam để giao hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu. Trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa lái xe Trung Quốc phải tuân thủ việc đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Cửa khẩu song phương Chi Ma

Trước mắt, tiếp tục thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa theo phương thức lái xe Trung Quốc điều khiển phương tiện sang cửa khẩu Chi Ma để giao hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu. Trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa lái xe Trung Quốc phải tuân thủ việc đeo khẩu trang để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Khuyến cáo, yêu cầu đối với lái xe điều khiển phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu và người đi cùng

Chủ động trong việc chuẩn bị các giấy tờ theo quy định để thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu.

Chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19 của cơ quan chức năng hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ việc đeo khẩu trang (N95) trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa tại Trung Quốc; khai báo trung thực, đầy đủ thông tin vào Phiếu khai báo sức khỏe theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc và tự chịu trách nhiệm về nội dung khai báo.

Chủ động trong việc khai báo thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi vào khu vực cửa khẩu.

Để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR cho lái xe điều khiển phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu và người đi cùng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Y tế tổ chức địa điểm lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường công tác Hội đàm, trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa, gỡ bỏ các điều kiện về xét nghiệm; kéo dài thời gian làm việc tại các cửa khẩu, sớm khôi phục lại hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Tân Thanh mốc 1090 trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, khôi phục lại các cửa khẩu phụ khác khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nâng cao năng lực thông quan thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc.

Đọc thêm

Luật Dữ liệu tác động đến các 'ông lớn' công nghệ

Xây dựng Luật Dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Luật Dữ liệu 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý dữ liệu tại Việt Nam, đặt ra những quy định mới về thu thập, lưu trữ, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu số. Các quy định này sẽ tác động đến tất cả tập đoàn công nghệ lớn và các nền tảng kỹ thuật số quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Trung tâm Dữ liệu Quốc gia bảo vệ và phát huy tài nguyên dữ liệu

Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an trao Quyết định thành lập Trung tâm Dữ liệu Quốc gia. (Ảnh: cand.com.vn).
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, trong đó có việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia như một đầu mối tập trung, quản lý và điều phối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế
(PLVN) - Chiều 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
(PLVN) - Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer tại Mỹ. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có Chính quyền mới.

Phát triển AI và bán dẫn: Việt Nam có đang nắm bắt cơ hội "4.000 năm có một"?

Toàn cảnh Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  AI và bán dẫn đang tạo ra cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trẻ và chính sách khuyến khích đầu tư, Việt Nam có tiềm năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để Việt Nam thực sự “vươn mình”, bài toán về nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ cần được giải quyết.

VCCI đề xuất bổ sung các quy định bảo vệ người bán hàng online

Ảnh minh họa
(PLVN) - Góp ý Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất bổ sung các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng TMĐT để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường TMĐT, thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số.