UBND Đồng Tháp Kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

(PLVN) - Hôm nay (20/04), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, tháo gỡ một số khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại địa phương.

 

Đồng Tháp đứng thứ 3 cả nước về sản lượng lúa, mỗi năm sản xuất trên 03 triệu tấn, năng lực chế biến trên 03 triệu tấn gạo/năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc xuất khẩu lúa gạo cũng không tránh khỏi những khó khăn.

Ngày 10/4/2020, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn. Nhưng trong đó, tỉnh Đồng Tháp chỉ đăng ký mở được tờ khai hải quan theo hợp đồng đã ký là 14.150 tấn. Theo đó, lượng gạo còn lại đã ký hợp đồng giao trong tháng 4/2020 chưa đăng ký mở được tờ khai hải quan là 24.657 tấn (trong đó có 12.701 tấn nằm tại cảng chưa mở được tờ khai hải quan).

Người dân đang thu hoạch lúa, ảnh minh họa
Người dân đang thu hoạch lúa, ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mặt hàng gạo nếp tại Đồng Tháp đang có nguồn cung dồi dào do diện tích sản lượng lớn nhưng không thể xuất khẩu, trong khi thị trường trong nước tiêu thụ rất ít do thói quen tiêu dùng của người dân thường là gạo tẻ.
Trước khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và trên cơ sở cân đối ưu tiên nguồn lúa gạo trong nước đảm bảo an ninh lương thực, ngày 20/4, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu gạo với những hợp đồng đã ký và phải giao trong tháng 4/2020. Trước mắt là cho thông quan ngay với những lô hàng đã nằm tại cảng chờ xuất và có thể tính vào chỉ tiêu xuất khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2020. Ngoài ra, cho mặt hàng gạo nếp được xuất khẩu không theo hạn ngạch.
Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng xin đề nghị xem xét được phân phối mặt hàng gạo tại thị trường nội địa trong điều kiện mặt hàng gạo được điều hành xuất khẩu theo hạn ngạch như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. (Ảnh minh hoạ: T.Bình)

Ngành Hải quan: Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng gần 9% so với cùng kỳ

(PLVN) -  Theo số liệu sơ bộ của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa trong tháng 2 đạt 63,77 tỷ USD, tăng 0,8% (tương ứng tăng 519 triệu USD) so với tháng trước. Trong đó, XK đạt 31,11 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 2,08 tỷ USD) và trị giá NK đạt 32,66 tỷ USD, tăng 8,6% (tương ứng tăng 2,6 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2025 thâm hụt 1,55 tỷ USD.

Đọc thêm

Tính đến cả trường hợp suy thoái kinh tế thế giới khi xây dựng kịch bản tăng trưởng

Cập nhật kịp thời các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cho mục tiêu tăng trưởng của cả năm, do đó, cần cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp giả định suy thoái kinh tế thế giới để có đối sách kịp thời.

Cần cân nhắc thật kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (TTĐB) dự kiến sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5/2025. Nhiều ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành và đơn vị, doanh nghiệp liên quan đã được gửi đến cơ quan soạn thảo và Quốc hội, trong đó kiến nghị cần cân nhắc thật kỹ lộ trình thực hiện.

Luật Dữ liệu tác động đến các 'ông lớn' công nghệ

Xây dựng Luật Dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Luật Dữ liệu 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý dữ liệu tại Việt Nam, đặt ra những quy định mới về thu thập, lưu trữ, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu số. Các quy định này sẽ tác động đến tất cả tập đoàn công nghệ lớn và các nền tảng kỹ thuật số quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Trung tâm Dữ liệu Quốc gia bảo vệ và phát huy tài nguyên dữ liệu

Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an trao Quyết định thành lập Trung tâm Dữ liệu Quốc gia. (Ảnh: cand.com.vn).
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, trong đó có việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia như một đầu mối tập trung, quản lý và điều phối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế
(PLVN) - Chiều 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
(PLVN) - Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer tại Mỹ. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có Chính quyền mới.

Phát triển AI và bán dẫn: Việt Nam có đang nắm bắt cơ hội "4.000 năm có một"?

Toàn cảnh Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  AI và bán dẫn đang tạo ra cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trẻ và chính sách khuyến khích đầu tư, Việt Nam có tiềm năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để Việt Nam thực sự “vươn mình”, bài toán về nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ cần được giải quyết.