Hiện Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Phú Thọ đã vào cuộc để kiểm tra việc luân chuyển bất hợp lý này.
>> Sắp về hưu, GĐ Sở vẫn khiến giáo viên phải... lao đao
>> Sắp về hưu, GĐ Sở vẫn khiến giáo viên phải... lao đao
Những điều khó hiểu Trước khi về nghỉ hưu, đầu năm 2010 nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, ông Phan Văn Lân đã ký trên 200 quyết định luân chuyển giáo viên từ các trường vùng sâu, vùng xa về các trường trung tâm ở thành phố, thị xã. Việc điều chuyển không hợp lý đã dẫn đến tình trạng nơi thiếu cắt đi, chỗ thừa điều đến, gây khó khăn cho nhiều trường. Theo quy trình luân chuyển cán bộ, khi trường nào muốn có thêm giáo viên thì phải báo cáo bằng văn bản lên Sở GD&ĐT (phòng Tổ Chức cán bộ tiếp nhận- PV), trong báo cáo phải nêu rõ việc thiếu giáo viên và đề nghị điều chuyển thêm giáo viên về trường. Với trường có giáo viên chuyển đi thì hiệu trưởng phải ký đồng ý cho chuyển, khi đó hồ sơ mới hoàn tất. Nếu đối chiếu theo quy trình này thì có vẻ như mọi thủ tục "không có vấn đề gì".
Vậy nhưng quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy, ẩn chứa đằng sau các trường hợp được điều chuyển là những câu chuyện khó lý giải Trở lại với Trường THPT Việt Trì, trước câu hỏi vì sao nhà trường thừa giáo viên mà vẫn ký công văn gửi Sở "kêu" thiếu giáo viên và đề nghị điều chuyển thêm, ông Trần Minh Khoa- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Về nhân sự trường không được quyết định. Thời điểm đó (đầu năm 2010) thầy hiệu trưởng cũ nghỉ hưu, có cô phó hiệu trưởng phụ trách việc này nên nắm rõ hơn. Có những mối quan hệ nào đấy...". Ông Khoa cho rằng đây là vấn đề "nhạy cảm" nên không có bình luận gì. Khi hỏi về việc phải giải quyết như thế nào đối với các giáo viên thừa ở trường, ông Khoa cho biết ngoài việc phân công giảng dạy thời gian tới sẽ điều những giáo viên mới về (về theo quyết định luân chuyển của Sở GD&ĐT) đi dạy tăng cường ở miền núi, thời gian có thể là 2 năm. Còn ở Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì, Hiệu trưởng Trần Quốc Lương cho biết khi vị hiệu trưởng tiền nhiệm nghỉ hưu, công tác điều hành nhà trường được giao cho bà Lê Thị Hải (Hiệu phó) đảm trách (thời điểm này ông chưa về làm hiệu trưởng). Mặc dù đã thừa giáo viên, nhưng không hiểu sao cô hiệu phó vẫn ký nhận thêm giáo viên để đến nay trở nên quá thừa. "Có một lý do nào đấy, nhưng rõ ràng đây là một việc làm không nguyên tắc và thiếu trách nhiệm. Nếu là tôi, tôi sẽ không ký"- ông Lương nói. "Nghỉ mát" để tránh nhận người Khi thu thập thông tin cho bài viết này, chúng tôi được một vị Hiệu trưởng ở TP Việt Trì (xin giấu tên) cho biết, bản thân ông đã nghĩ ra "kế" đi nghỉ mát để tránh việc phải ký nhận thêm giáo viên về trường.
Còn với lãnh đạo một số trường miền núi thuộc Phú Thọ, khi chúng tôi hỏi vì sao đang thiếu giáo viên lại vẫn chấp nhận cho đi, họ tỏ ra dè dặt khi trả lời, chỉ nói đó là quyết định luân chuyển của Sở GD&ĐT. Ngày 26/8 chúng tôi đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Phú Thọ và các cơ quan chức năng của tỉnh. Tại cuộc làm việc, đại diện UBND tỉnh khẳng định việc điều động, luân chuyển cán bộ do Giám đốc Sở chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc trường nhận giáo viên phải thiếu về số lượng thì mới được nhận. Khi phóng viên đặt vấn đề: Vì sao xảy ra tình trạng "chỗ thiếu cắt đi, chỗ thừa chuyển đến", ông Đặng Thái Phúc- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở GD&ĐT) đã nói tránh rằng người ký các quyết định là vị Giám đốc Sở đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận, việc nắm số lượng thừa - thiếu, tham mưu về nhân sự là trách nhiệm của Phòng Tổ chức cán bộ. Biết rõ tình hình mà vẫn trình ký, Phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD&ĐT Phú Thọ không thể lẩn tránh trách nhiệm của mình.
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện đã yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo rõ về việc này. Sau khi có kết luận của UBKT Tỉnh uỷ, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo làm rõ sai phạm và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm. Thời gian tới Phú Thọ sẽ bố trí giáo viên ở thành phố về tăng cường cho các trường đang thiếu hụt ở vùng sâu, vùng xa |
Theo GĐ&XH