Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%

Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%
(PLO) - Ông Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, theo các điều tra mới nhất, tỷ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6% (khoảng 400.000 trẻ).
Nếu như năm 2000, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tại Việt Nam chỉ là 0,62% thì 10 năm sau con số này đã hơn 5%. Như vậy, sau 10 năm, số lượng trẻ thừa cân, béo phì tăng gấp 9 lần. Thừa cân béo phì ở một số thành phố Việt Nam đã cao hơn mức trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Tại TP HCM, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi béo phì đã tới 9,6% (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu 6,9%).
Theo bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, học sinh thừa cân béo phì chủ yếu tập trung ở những gia đình có điều kiện kinh tế tốt và các em quá ít vận động. Hầu hết các bé này cho biết: "Việc hay làm nhất trong ngày là xem tivi, chơi vi tính, chơi game".
Bên cạnh việc gây béo phì, có hại cho sức khỏe, lười vận động cũng không có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ. Khoa học đã chứng minh: khi vận động, bộ não trẻ sẽ tiết ra một loại protein BDNF (Brain Derived Neurotrophic Factor), hỗ trợ tốt hơn cho việc kết nối các tế bào thần kinh, tăng khả năng hiểu biết, trí nhớ và khả năng tư duy…
Báo cáo “Hệ thống hóa hướng dẫn hoạt động thể chất cho trẻ em và thanh niên” của Đại học Wollongong, Australia thực hiện năm 2013, đăng tải trên News.com.au cũng chỉ ra mối liên giữa việc tăng cường vận động và thành tích học tập. Tiến sĩ Stewart Vella, Đại học Wollongong cho biết: “Có sự phản ứng theo liều lượng giữa các hoạt động thể chất và sự phát triển nhận thức. Hoạt động càng nhiều càng tốt cho sự phát triển nhận thức. Lợi ích của việc rèn luyện thân thể rất quan trọng và càng vận động nhiều thì học sinh càng có thể nâng cao được điểm số của mình”.
Do đó, để hạn chế trẻ thừa cân béo phì, tăng cường sức khỏe thể chất và trí não, các chuyên gia dinh dưỡng của Dutch Lady khuyến cáo nên thiết lập chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý cho con. Theo đó, mẹ chú ý đến sự đa dạng của thực đơn vì không một thực phẩm đơn lẻ nào trong tự nhiên có thể cung cấp đầy đủ, hợp lý tất cả chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải có mặt bốn nhóm thực phẩm gồm nhóm giàu chất bột đường (gạo, mì, bánh mì…), nhóm giàu đạm (thịt, cá, tôm…), nhóm giàu chất béo (dầu olive, bơ, phô mai…), nhóm giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, trái cây…), nên có nhiều món ăn trong mỗi bữa, thay đổi thực phẩm và đổi món theo ngày và theo mùa. Ngoài ra, uống sữa sẽ cung cấp vitamin A, B, D, can-xi, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Các em cũng cần tích cực tham gia các hoạt động vận động nhiều hơn, như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng đá; ở nhà, hạn chế thời gian chơi game trên máy tính hay xem tivi. Việc tạo điều kiện để con vận động mỗi ngày cũng giúp tiêu hoa năng lượng đúng cách, hình thành tốt hệ cơ và xương, tạo cảm giác thèm ăn, ăn tốt và cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất.

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.