Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa nằm trong tốp đầu cả nước

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
(PLO) -Sáng nay (28/11), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa.

GRDP tăng gấp nhiều lần so với cả nước

Phát biểu mở đầu buổi kiểm tra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng từ đầu nhiệm kỳ là xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, việc thành lập Tổ công tác nhằm giúp Thủ tướng đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương để tất cả các nhiệm vụ được quan tâm hoàn thành toàn diện. 

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ chuyển lời khen ngợi Thanh Hóa về 7 nội dung và đề nghị Thanh Hóa quan tâm 7 vấn đề. Thanh Hóa đã cố gắng rất lớn nhưng với yêu cầu cao hơn, cần tập trung quyết liệt hơn nữa, nhất là ở cuối nhiệm kỳ.

Cụ thể, Thủ tướng đánh giá rất cao việc vừa qua tỉnh đã tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan đến các dự án lớn, đã có những dự án hoàn thành, sản xuất ổn định, đặc biệt là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Trong đó, quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của cả nước.

Cùng với đó, năm 2018, tỉnh đã có tăng trưởng rất tốt, GRDP tăng khoảng 15%, trong khi cả nước tăng khoảng 6,7-6,8%. Đây là kết quả rất đáng ngưỡng mộ, không phải tỉnh nào cũng được như vậy. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa nằm trong tốp đầu cả nước, đã đạt 98,9%.  “Khi chúng tôi báo cáo điều này, Thủ tướng rất mừng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Tỉnh Thanh Hóa cũng rất tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. 100% sở, ngành, huyện thực hiện gửi nhận văn bản điện tử. Theo Tổ trưởng Tổ công tác: “Sáng nay chúng tôi có đi kiểm tra Trung tâm Hành chính công của tỉnh, người dân đánh giá rất cao thái độ thực thi công vụ, tỷ lệ trả hồ sơ trước hạn đạt rất tốt, như có đơn vị nhận 2.000 hồ sơ mà có 1.800 hồ sơ trả trước hạn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Ngoài những điểm đáng khen ngợi trên, Thanh Hóa cũng làm tốt tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý nhanh các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm sai. Đồng thời, tỉnh có chuyển biến nhất định về môi trường đầu tư kinh doanh; công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường được tăng cường; xây dựng nông thôn mới rất quyết liệt, các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ. Có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, khoảng 283 xã đạt nông thôn mới.

Cần khắc phục triệt để hiện tượng “quan lộ thần tốc”

Sau khi chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng dành cho tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết Thủ tướng nêu 7 vấn đề và đề nghị tỉnh cần quan tâm. Thứ nhất, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, đặc biệt là cần khắc phục triệt để hiện tượng “quan lộ thần tốc” gây bức xúc trong thời gian vừa qua. Hiện tượng này đã được khắc phục nhưng phải thường xuyên kiểm tra, khắc phục tốt hơn.

Thứ 2, Thủ tướng đề nghị tỉnh quyết liệt, sâu sắc hơn công tác cải cách hành chính, tránh đùn đẩy né tránh. “Dân đánh giá thẳng, thái độ của công chức Trung tâm Hành chính công rất tốt,  rất hài lòng, trả kết quả sớm nhưng không phải đi gặp trước ai cả. Đã quyết liệt rồi, cần quyết liệt hơn”, Bộ trưởng nói.

Thứ 3, phải đẩy mạnh liên thông các thủ tục hành chính, trong đó thực hiện tốt Quyết định 1380 của Thủ tướng về việc phê duyệt "Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí".

Bốn vấn đề còn lại, theo Thủ tướng, Thanh Hóa phải quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư mạnh hơn; quan tâm quản lý đất đai, trật tự xây dựng; chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý tài nguyên rừng, khoáng sản, quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước./.

  Kết quả kiểm tra cho thấy, từ 1/1/2017 tới 15/11/2018, Chính phủ, Thủ tướng giao Thanh Hóa 462 nhiệm vụ, trong đó tỉnh đã hoàn thành 351 nhiệm vụ, còn 111 chưa hoàn thành trong hạn, không có nhiệm vụ quá hạn.

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giải trình về các vấn đề còn tồn tại, bất cập mà Thủ tướng yêu cầu báo cáo, chấn chỉnh, khắc phục.

  

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.