'Tuýt còi' hoạt động tôn vinh nghệ nhân 'hữu danh vô thực'

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
(PLO) - Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đồng tiền đã chi phối toàn bộ nội dung của cái gọi là “tôn vinh nghệ nhân”. Kiểu này đã và đang diễn ra nhiều tỉnh thành trong nước với nhiều đơn vị đứng ra tổ chức và rốt cuộc “đẻ” ra hàng loạt “nghệ nhân” hữu danh vô thực”. 

Cứ có tiền là có nghệ nhân?

Những năm qua, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã tổ chức một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa như: Liên hiệp các Hội UNESCO VN cấp bằng chứng nhận, tôn vinh “Phong tặng nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt”, bằng chứng nhận “Tôn vinh nghệ nhân”. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng tôn vinh “Nghệ nhân”...

Tại các làng quê có di sản văn hóa, nhiều bà con phản ánh có một số người giới thiệu là Trung tâm này, Tổ chức kia, Hiệp hội nọ tới nhà có người tham gia hoạt động nghệ thuật dân gian để chào mời... làm nghệ nhân! Với một bộ hồ sơ hướng dẫn kê khai lý lịch và bộ hợp đồng tài trợ, họ ngon ngọt đưa ra mức giá “tài trợ” từ 15 triệu tới 1 tỷ đồng. Và “nghệ nhân” ấy có “điển hình”, “xuất sắc”, “ưu tú”, “nhân dân” hay không phụ thuộc vào số tiền họ... “tài trợ”.  

Còn nhớ cách đây  2 năm, dư luận từng xôn xao, bất bình khi một số cá nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên nhận được hồ sơ hoặc mail do Công ty CP Truyền thông – Dịch vụ truyền hình (ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) gửi. Hồ sơ gồm đơn đăng ký tham dự chương trình Nghệ nhân văn hóa dân gian, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đơn đăng ký này đề nghị người đăng ký hỗ trợ (tài trợ) hoạt động quảng bá - truyền thông cho chương trình với mức tối thiểu 30 triệu đồng và mức tối đa là 1 tỷ.

Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp... nào hỗ trợ (tài trợ) số tiền trên sẽ được tặng bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian” hoặc bằng “Chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa di sản dân tộc”, được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong Phủ Chủ tịch. Chương trình vinh danh và trao bằng dự kiến diễn ra vào 29/11/2015 tại Phủ Chủ tịch nước. Kèm theo hồ sơ còn có hình ảnh 2 mẫu dự kiến “Bằng chứng nhận Nghệ nhân văn hóa dân gian” và “Bằng chứng nhận có đóng góp vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc”. Trong bằng, đề rõ 3 đơn vị tham gia trao tặng bằng là: Bộ VH-TT& DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc.

Sau khi kiểm tra, Bộ VH-TT& DL đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam dừng việc tổ chức chương trình vinh danh và cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”. Bởi, Trung tâm tự ý đưa Bộ VH-TT& DLvào Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” là không đúng với vị trí của cơ quan quản lý nhà nước trong sự kiện này. Ảnh mẫu Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” có mô phỏng Quốc huy trên mẫu Bằng chứng nhận được thiết kế khác lạ không đúng với quốc huy được quy định trong Hiến pháp.

Việc hàng loạt các đơn vị tổ chức xã hội nghề nghiệp tự đứng ra phong tặng các danh hiệu như: nghệ nhân dân gian, nghệ nhân quốc gia… khiến cho danh hiệu nghệ nhân thật, giả khó phân biệt. Việc thẩm định đối với không ít danh hiệu chỉ như “cưỡi ngựa, xem hoa”, có hơi hướng thương mại hóa danh hiệu. Phong tặng không đúng quy trình và chồng chéo, mạnh ai đấy làm này đã làm uy tín của nghệ nhân gìn giữ di sản văn hóa mất đi những giá trị đích thực. “Nghệ nhân vàng thau lẫn lộn” còn tạo ra bức xúc cho những người vì nghệ thuật truyền thống thực sự và những nghệ nhân đã được vinh danh và phong tặng theo một quy trình nghiêm túc.

Chỉ có hai nơi được trao danh hiệu “nghệ nhân”

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức khác không có chức năng vinh danh, nên tất cả các danh hiệu chứng nhận, bằng công nhận... của các hội khác đã trao trước đây đến bây giờ đều không có giá trị pháp lý. Nhiều địa phương phản ánh, nhiều hiệp hội về địa phương, không thông qua chính quyền địa phương, tùy tiện trao bằng chứng nhận và thu tiền của mọi người.

 Tháng 9/2017, Bộ VH-TT& DL đã  gửi Công văn số 3754/BVHTTDL-TTr báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung quản lý việc chứng nhận, tôn vinh của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, Bộ VH- TT& DL khẳng định, việc vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội UNESCO VN, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chưa được pháp luật quy định.

Bộ VH-TT& DL cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái pháp luật. 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Đọc thêm

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.