Tuyệt đối không được hợp đồng cung cấp suất ăn cho trẻ mầm non

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong công văn gửi các Sở, Ban Phụ nữ Quân đội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu "Tuyệt đối không thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non".

Giao nhiệm vụ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới. Phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em.

Song song với đó, cần thực hiện nghiêm công tác tổ chức nuôi dưỡng theo quy định về số bữa ăn, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp. Phối hợp với ngành y tế bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở mầm non theo quy định.

"Tuyệt đối không thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường các điều kiện bảo đảm tổ chức bữa ăn cho trẻ em tại cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và sự tham gia giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và an toàn thực phẩm, kịp thời chấn chỉnh xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác tổ chức bữa ăn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non", Bộ GD&ĐT nêu rõ trong công văn.

Ngoài ra, các trường mầm non cần đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện thực tế. Phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì.

Đặc biệt năm học 2024-2025, các trường mầm non cần tăng cường lồng ghép giáo dục phát triển vận động và dinh dưỡng để phát triển thể chất, thể lực cho trẻ em. Bảo đảm hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Ngoài chỉ đạo về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT còn giao 6 nhiệm vụ khác gồm: Đổi mới về công tác quản lý giáo dục; Đảm bảo các điều kiện về trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non; Củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và chuẩn bị phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; Phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác truyền thông và công tác thanh tra, kiểm tra.

Chất lượng bữa ăn học đường lại vấn đề được phụ huynh đặc biệt quan tâm. Bữa ăn học đường không chỉ đảm bảo cho học sinh đủ sức khỏe học tập cả ngày ở trường mà còn ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển trí tuệ học sinh đang ở tuổi ăn tuổi lớn.

Tuy nhiên thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những vi phạm nghiêm trọng liên quan đến chất lượng bữa ăn của trẻ mầm non. Điển hình vừa qua tại Hà Nội, phụ huynh phản ánh Hiệu trưởng Trường mầm non độc lập Zing Zing (quận Đống Đa) cho trẻ hơn 1 tuổi ăn mì tôm 'không người lái' hay cháo loãng không có thịt... Trong khi đó, học phí ở đây khoảng 4 triệu đồng một tháng, tiền ăn là 50.000 đồng một ngày. Sau đó, UBND phường đã tạm dừng hoạt động Nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập Zing Zing vì không thực hiện đúng quy định, vi phạm quy chế chuyên môn.

Sự việc tương tự xảy ra tại cơ sở mầm non American Montessori International School (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), phụ huynh bức xúc khi gửi con theo học tại trường với mức học phí 11 triệu đồng/tháng chưa bao gồm tiền ăn (70.000 đồng/ngày) nhưng suất ăn quá lèo tèo gồm: nước cam pha loãng như nước lọc, một quả chuối cắt lát chia cho nhiều học sinh, quả nho cắt đôi và cháo trắng chỉ rơi rớt một vài miếng thịt... Phụ huynh cho rằng bữa ăn bị cắt xén khiến con đi học về thường xuyên kêu đói.

Hay tại tỉnh Lai Châu, sự việc Hiệu trưởng Trường mầm non Dào San (huyện Phong Thổ) chỉ đạo cấp dưới cắt giảm khẩu phần ăn của học sinh so với định mức hỗ trợ, lấy tiền dư thừa dùng vào mục đích cá nhân cũng gây nhiều bức xúc trong dư luận...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Để giáo viên không còn tâm lý e ngại học bạ số

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số.(Ảnh minh họa - Nguồn: PV)
(PLVN) -  Ông Thái Văn Tài -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học nếu trường chưa đảm bảo an toàn

Cây đổ sau bão tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trường học nào chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh. Trong hôm nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội ngay từ sáng nay đã gấp rút làm công tác dọn dẹp và chuẩn bị đón học sinh trở lại.