Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Dự kiến chậm nhất ngày 4/7 có điểm thi

l Các thí sinh thảo luận sau khi thi xong. (Ảnh: NH)
l Các thí sinh thảo luận sau khi thi xong. (Ảnh: NH)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng ngày 11/6, kỳ thi vào lớp 10 không chuyên của Hà Nội chính thức kết thúc. Với số lượng thí sinh dự thi là 104.917 em, trong khi chỉ 72.000 suất vào các trường THPT công lập, kỳ thi vào 10 năm nay được đánh giá là cạnh tranh rất “khốc liệt”.

“Cuộc đua” vào trường công lập

Tại điểm thi ở Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hường (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, con chị năm nay thi chuyên Hóa của THPT Chu Văn An: “Con tôi có năng khiếu môn Văn, nhưng bố mẹ định hướng cho con theo nghề Dược, nên đầu tư cho con học Hóa, Sinh từ năm cấp II”. Chị cho biết đã ưu tiên chọn những trường gần nhà để thuận tiện đưa đón con đến trường.

Ở điểm thi THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Đặng Thị Hoa (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, con chị có sức học bình thường, từ nhỏ đã theo học trường tư, gia đình chỉ cho con đi thi để cọ xát: “Trước khi cháu thi, tôi đã nộp hồ sơ cho con vào một trường tư ở Hà Nội. Theo tôi, trường công hay tư cũng đều như nhau, miễn là phù hợp với năng lực và nhu cầu của các con”. Chị cho biết, bản thân muốn con trai có môi trường học tập, kết hợp trải nghiệm hơn là bị “áp lực” như ở các cơ sở giáo dục công lập.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố, kỳ thi vào 10 năm 2023 có tổng số điểm thi trên toàn thành phố là 201 với 4.477 phòng thi (không chuyên), ngoài ra còn có 402 phòng thi dự phòng. Tại buổi sáng 10/6 thi Văn, số thí sinh dự thi là 115.059/115.651, đạt tỷ lệ 99,5%; vắng 594 thí sinh. Có 02 thí sinh vi phạm Quy chế thi. Trong đó, 01 thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, 01 thí sinh mang tài liệu vào phòng thi. Vào buổi thi môn Ngoại ngữ chiều ngày 10/6, số lượt thí sinh dự thi là 115.042/115.651, đạt tỷ lệ 99,5%; vắng 609 thí sinh. Có 03 thí sinh vi phạm Quy chế thi do mang điện thoại vào phòng thi. Sáng ngày 11/6, thi môn Toán, tỷ lệ thí sinh dự thi đạt 99,5%, vắng 618 thí sinh. Có 01 thí sinh vi phạm Quy chế thi do mang điện thoại vào phòng thi.

Hà Nội dự kiến năm nay tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập 72.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 55,7%, còn 43,7% học sinh sẽ được phân bố đều vào các trường tư, trường dạy nghề. Tỷ lệ chọi trung bình vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội năm nay khoảng 1/1.79, cao nhất trong ba năm qua. Cụ thể tỷ lệ chọi của THPT Yên Hòa là 1/3.03, THPT Mỹ Đình là 1/2.68, THPT Cầu Giấy là 1/2.46…

Kỳ thi vào lớp 10 hiện nay không chỉ là “cuộc đua” của học sinh mà phụ huynh cũng hồi hộp không kém. Có rất nhiều bậc cha mẹ không ngại đường sá xa xôi đồng hành bên con. Chị Bách (Trâu Quỳ, Gia Lâm) tâm sự: “Gia đình phải đưa cháu đi thi từ lúc 5h30 sáng vì sợ tắc đường. Tôi hy vọng con vào trường THPT gần nhà, nhưng vì cháu mơ ước được vào THPT Chu Văn An, nên gia đình cố gắng hết sức để tạo điều kiện”. Chị cho biết, gia đình làm nông, bố mẹ chỉ có thể động viên, giúp đỡ chứ không kèm cặp con sát sao được. Khi nghe các phụ huynh khác nói về định hướng tương lai, nghề nghiệp cho con cái, chị cũng rất hoang mang: “Tôi và chồng là nông dân, cháu đỗ thì cho cháu học, chứ cũng chưa có định hướng cho tương lai của con”.

“Thở phào” kết thúc kỳ thi

Sáng ngày 10/6, kết thúc bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10, đề có hai phần. Phần nghị luận văn học vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, phần nghị luận xã hội lấy chủ đề về tình yêu thương. Nhiều học sinh ra khỏi phòng thi phấn khởi cho biết, đề thi vừa sức, không đánh đố thí sinh. Em Nguyễn Công Vinh (THCS Xuân La, Tây Hồ) chia sẻ: “Đề thi năm nay vừa sức đối với em, trong hai câu thì đề nghị luận văn học sẽ khó hơn, vì phạm vi kiến thức rộng, đoạn trích ngắn, đòi hỏi em phải học thuộc và nhớ nhiều trích dẫn”. Ngược lại, em Nguyễn Phương Anh (THCS Mai Động, Hoàng Mai) cho rằng: “Nghị luận văn học “dễ thở”, vì theo em đây là tác phẩm đã quen thuộc đối với học sinh. Còn nghị luận xã hội đòi hỏi em phải tư duy nhiều hơn để hoàn thành tốt bài thi”.

Đề thi môn Tiếng Anh được nhiều thí sinh đánh giá là tương đối khó so với năm ngoái. Tại điểm thi ở Trường THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội), em Nguyễn Minh Khang (THCS Nam Trung Yên) cho biết: “Đề thi năm nay không quá khó, tuy nhiên, em mất thời gian ở bài chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa. So với đề năm ngoái thì hóc búa hơn, em dự đoán mình được khoảng 8 điểm trở lên”. Em Nguyễn Minh Đăng (THCS Pascal, Đông Anh) chia sẻ: “Em cảm thấy đề thi năm nay không khó, phần khiến em băn khoăn nhất là sắp xếp câu. So với đề năm ngoái, thì cấu trúc đề năm nay không thay đổi nhiều, nhưng theo cá nhân em là khó hơn một chút”.

Sáng 11/6, học sinh kết thúc kỳ thi bằng môn Toán. Năm nay, đề thi Toán được đánh giá là “dễ thở”, khó nhất là câu cuối và câu ba của bài hình học. Tại điểm thi ở Trường THCS Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều thí sinh phấn khởi ra khỏi phòng thi, em Trần Ngọc Uyên Nhi (THCS Nghĩa Tân, Cầu Giấy) tự tin cho biết, em dự đoán đươc 9.5 môn Toán: “Em bỏ qua câu 5, nhưng các câu khác thì em làm được hết”. Nguyễn Trần Hồng Anh (THCS Lê Quý Đôn, Nghĩa Đô) cho biết: “Đề thi năm nay tương đối dễ, em dự đoán sẽ được tầm 9 điểm”.

Theo thầy Đỗ Văn Bảo, giáo viên Toán Trường PTLC Vinschool, đề thi chính thức vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 có cấu trúc không thay đổi nhiều so với những năm trước nhưng có phần “dễ thở” hơn. Đề thi đáp ứng được yêu cầu kiểm tra đánh giá học sinh và có yếu tố phân hóa. Hàm lượng kiểm tra kiến thức và kỹ năng cơ bản cao, không quá đánh đố học sinh. Học sinh chỉ cần có thời gian ôn luyện, thực hành giải tốt các dạng toán cơ bản và làm bài cẩn thận thì hoàn toàn có thể hoàn thành 75% đến 80% đề thi một cách nhanh chóng.

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 201 điểm thi khẩn trương hoàn thành công tác thu bài và các hồ sơ liên quan, tổ chức bàn giao cho ban phách, ban chấm thi theo tiến độ quy định.

Từ chiều 11/6, ban chấm thi trắc nghiệm sẽ rà soát toàn bộ điều kiện tổ chức chấm thi bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật theo đúng quy chế. Từ ngày 12/6, việc tổ chức chấm thi bắt đầu được triển khai. Theo kế hoạch, thời gian chấm thi kéo dài đến ngày 25/6. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội huy động khoảng 2.100 giáo viên trung học cơ sở, THPT làm nhiệm vụ chấm thi. Dự kiến, chậm nhất ngày 4/7, Sở sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị (https://www.hanoi.edu.vn).

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 được giao, phổ điểm và dự kiến điểm chuẩn do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cung cấp, các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố sẽ đề xuất điểm chuẩn. Tiếp đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 cho từng trường, công bố công khai. Thời gian công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 chuyên và lớp 10 công lập không chuyên dự kiến từ ngày 8 - 9/7.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.