Tuyển sinh lớp 6 ở Hà Nội: Có tránh được bùng phát luyện thi?

Tuyển sinh lớp 6 ở Hà Nội: Có tránh được bùng phát luyện thi?
(PLO) - Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) bỏ “lệnh” cấm thi tuyển lớp 6, nhiều trường điểm có số lượng học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu mong muốn được tổ chức bài thi khảo sát kiểm tra năng lực để tuyển sinh vào lớp 6…

Nóng lòng tuyển sinh sớm

Năm học 2018, Bộ GD-ĐT cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường đặc thù, thay vì quy định cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức như những năm trước. Cụ thể, thay vì chỉ quy định: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển” như trước đây thì Thông tư mới bổ sung: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh”.

Do vậy, với số lượng học sinh đăng ký đầu vào nhiều hơn so với chỉ tiêu thì những trường kể trên đều mong muốn sẽ được tổ chức bài thi khảo sát kiểm tra năng lực để tuyển được học sinh thực sự có năng lực, đảm bảo chất lượng đào tạo.  Và để đáp ứng yêu cầu đó, nhiều phụ huynh đã nghĩ tới việc cho con học thêm để có thêm giải thưởng ở các cuộc thi trí tuệ nhằm củng cố học bạ “đẹp”.

Trước đó, trong chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học năm 2014, Bộ GD-ĐT quy định các trường không tổ chức khảo sát HS đầu năm học, không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức. Vì thế, từ năm học 2015 - 2016 đến nay, các trường vốn tổ chức thi tuyển vào lớp 6 đều chỉ xét tuyển vào lớp 6. Căn cứ xét tuyển là học bạ 5 năm tiểu học và giải thưởng các cuộc thi. 

Thực tế, ngay năm học 2017-2018, tại khu vực Hà Nội các trường THCS có số lượng học sinh nộp hồ sơ nhiều như: Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chỉ tiêu là 200 em nhưng số hồ sơ nộp vào lên tới hơn 2000, Trường THCS Lương Thế Vinh có chỉ tiêu 600 em, số hồ sơ nộp vào tận 4000 em; Trường THCS Cầu Giấy có chỉ tiêu là 280 trong khi số hố sơ nộp vào là 600.  Các trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Marie Curie, Nguyễn Siêu… cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Dự kiến trong năm học 2018 - 2019 số lượng hồ sơ dự tuyển vào những trường này sẽ tiếp tục tăng bởi năm đẹp Đinh Hợi. Có lẽ bởi thế, dù vẫn chưa được sự cho phép của Sở GD-ĐT TP Hà Nội về quy chế tuyển sinh nhưng nhiều trường ngoài công lập đã thông báo tuyển sinh sớm. Đơn cử trường THCS MyQuest (Cầu Giấy, Hà Nội) thông báo nộp hồ sơ từ ngày 1/3/2018 đến 26/5/2018, Trường Phổ thông liên cấp THCS Olympia (Trung Văn, Từ Liêm) nhận hồ sơ từ ngày 1/3/2018, Trường THCS Đào Duy Từ cũng nhận hồ sơ từ ngày 1/3/2018,… và một số trường THCS ngoài công lập khác tại Hà Nội cũng nhận hồ sơ, thông báo tuyển sinh sớm và đánh giá kiểm tra năng lực dưới nhiều hình thức…

Có tránh được bùng phát luyện thi?

Với sự thay đổi này, theo đánh giá của các chuyên gia, nếu cứ “tân quan, tân chính sách” muốn tìm ra cái mới nhưng luẩn quẩn, loanh quanh lại quay về chính sách cũ sẽ gây sự bất ổn cho xã hội. Một câu hỏi được đặt ra là, khi Bộ bỏ “lệnh cấm” thì Bộ có còn tính đến lý do trước đây đưa ra

 quy định “cấm” hay không? Theo các căn cứ trước đây, “cấm” là để tránh dạy thêm, học thêm tràn lan với học sinh tiểu học để thi tuyển đầu vào bậc THCS, giờ Bộ giải quyết ra sao nếu nó lại bùng lên khi cho phép thi lại? “Giờ Bộ cần làm rõ là có nên cho thi tuyển, kiểm tra đầu vào với học sinh lớp 6 hay không? Và căn cứ vào đâu để quyết định thi và không thi?”.

Theo GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, mấy năm nay Bộ vẫn rất lúng túng về vấn trong việc tìm ra quy chế tuyển sinh phù hợp với thực tế giáo dục hiện nay. Bộ phải có nghiên cứu khoa học, thực nghiệm thí điểm để có thực tiễn trước khi ban hành chính sách. Giờ Bộ cho phép thi tuyển thì cũng phải lường được trước các tình huống và có phương án xử lý tránh việc bùng thành phong trào luyện rất nguy hiểm.

Lý giải về vấn đề này, GS Thi cho rằng bởi vì sự thay đổi không dựa trên cơ sở khoa học nào cả là càng rối và bất ổn. Bởi khi đưa ra một chính sách mới Bộ GD-ĐT cần phải nghiên cứu một cách khoa học, khảo sát thực tiễn, thí điểm rồi mới ban hành, chứ không chỉ vì bế tắc, bị sức ép của xã hội lại làm theo ngược lại điều trước đây mình đã khẳng định là mất uy tín, làm để đối phó chứ không vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi mỗi thay đổi của giáo dục sẽ kéo theo bất ổn khôn lường đến chất lượng giáo dục.

Và trên thực tế, một số phụ huynh cũng cho biết, họ mong muốn con em mình không phải luôn rơi vào tình trạng “thí nghiệm” tương tự nữa… Nhưng để chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi, các phụ huynh nhắm cho con vào các trường “đặc thù” không thể không ôn luyện phục vụ cho kì thi đánh giá năng lực. Họ cho con trải nghiệm thực tế bằng việc tham gia những kỳ kiểm tra đánh giá năng lực với hi vọng các con không bị “sốc” trước khi bước vào kỳ thi chính thức.

Trước băn khoăn của dư luận về vấn đề cho phép một số trường được tổ chức thi đánh giá năng lực vào lớp 6 sẽ dẫn đến tình trạng luyện thi, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, hiện các trung tâm dạy và học ở Hà Nội vẫn diễn ra bình thường, kể cả có tổ chức thi đánh giá năng lực hay không bởi nhu cầu học là có thật. Đó cũng là nguyện vọng của phụ huynh học sinh nên không phải vì như thế mà các trung tâm luyện thi nhiều hơn. Cũng có thể có trường hợp các trung tâm luyện thi sẽ nhiều hơn bởi khi có phương án thi, người ta sẽ hay học theo để thi.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.