Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội có thể xét NV3

Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Hữu Hoan trao đổi xoay quanh những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm nay.

Ngày 21/6, gần 80.000 HS lớp 9 trên địa bàn TP Hà Nội sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh (TS) vào lớp 10 năm học 2012- 2013. Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là để đánh giá kết quả học tập sau 12 năm rèn luyện, kỳ thi này mang tính cạnh tranh nên có phần căng thẳng hơn. 
Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Hữu Hoan trao đổi xoay quanh những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm nay.
Ông Phạm Hữu Hoan
Ông Phạm Hữu Hoan
- Năm nay, số lượng HS thi vào lớp 10 giảm hơn 4000 em so với năm 2011. Đây là cơ sở để Hà Nội giảm dần sĩ số HS trên lớp ?
- Từ năm trước, Hà Nội đã giao việc tuyển sinh vào lớp 10 cho các trường công lập, ngoài công lập là 45 HS/lớp theo qui định của Bộ GD&ĐT. Bắt đầu từ năm nay, do số lượng học sinh vào 10 giảm trên 4000 học sinh, nên Sở quyết định giảm sỹ số trên lớp ở tất cả các trường với việc giao chỉ tiêu 43HS/lớp. Theo lộ trình này, Hà Nội phấn đấu cố gắng sau năm 2015 đạt 40 HS/lớp.
-  Việc tuyển sinh vào lớp 10 chuyên năm nay có gì mới, thưa ông?
- Năm nay, thi vào lớp 10 chuyên thực hiện theo quy chế trường chuyên với nhiều điểm mới. Trong đó, một trong những điểm mới cơ bản là tất cả các em HS trong 4 năm học THCS có hạnh kiểm và học lực khá trở lên là đủ điều kiện thi vào trường chuyên. Theo quy chế trước đây, có khống chế nếu môn chuyên là môn tự nhiên phải đạt 8,0 trở lên, môn xã hội đạt 7,0 trở lên.
Trước đây, điểm chuyên phải đạt 6,0 trở lên, nhưng năm nay chỉ qui định là trên 2,0, tức là từ 2,25 trở lên. Năm nay theo quy chế sẽ có vòng sơ tuyển và vòng tuyển chính thức. Đối với môn Ngoại ngữ, HS thi phải đảm bảo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết (thêm kỹ năng nói so với trước). Mỗi lớp chuyên không quá 35 HS. Thí sinh cũng cần lưu ý, HS đạt HSG trong các kỳ thi HSG văn hóa không được cộng điểm vào thi chuyên, chỉ được cộng điểm ưu tiên xét tuyển vào các lớp 10 thường. 
- Những điểm mới này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của HS?
- Các qui định mới không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của HS mà số em được thi chuyên sẽ tăng lên. Nhưng do năm nay đòi hỏi thi môn Ngoại ngữ cả 4 kỹ năng nên sẽ tương đối phức tạp trong tổ chức kỳ thi. Tuy nhiên, những qui định mới sẽ phân loại được chuẩn xác hơn HS vào học trong các trường chuyên.
- Xin ông cho biết cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm nay ở Hà Nội?
- Đề thi được ra theo đúng qui chế. Với các môn thi, tổ chức theo hình thức tự luận, riêng Ngoại ngữ kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm để đảm bảo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết. Nội dung thi nằm trong chương trình THCS, trong đó chủ yếu là lớp 9. Việc ra đề sẽ có những câu để kiểm tra chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh, sẽ có câu mở để đánh giá và lựa chọn được HS giỏi.
Bài thi môn văn, toán khối không chuyên sẽ được chấm theo thang điểm 10, chi tiết đến 0,25 điểm. Trong đó chỉ có từ 1,0-1,5 điểm dành cho câu hỏi nâng cao, còn lại chỉ kiểm tra ở mức thông hiểu, biết vận dụng kiến thức. Với quy định trên, HS chỉ cần học kỹ, tỉ mỉ kiến thức cơ bản, có kỹ năng làm bài thành thạo thì có thể đạt điểm cao ở cả môn văn và toán, đủ điều kiện trúng tuyển cao vào các trường THPT tốp đầu của Hà Nội.
- Những học sinh không đỗ vào THPT công lập thì sẽ sắp xếp học ở đâu?
- Mỗi HS được ĐK NV dự tuyển vào hai trường THPT công lập kể cả lớp 10 không chuyên của Trường Chu Văn An và Trường Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. Hai NV phải trong cùng một khu vực tuyển sinh (KVTS) trừ hai trường hợp sau: Một trong hai NV là dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường Chu Văn An và Trường Sơn Tây; HS ĐK học tiếng Pháp, tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2. 
Những HS không đỗ NV1, NV2 vào các trường đã đăng ký có thể xét tuyển vào các trường THPT ngoài công lập hoặc đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo quy định, một số trường THPT công lập khó khăn về nguồn tuyển, nhưng có đủ điều kiện dạy học đảm bảo chất lượng, phải đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tuyển sinh NV3. Căn cứ vào đề xuất của từng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tùy theo tình hình cụ thể của khu vực tuyển sinh xem xét cho phép trường tuyển NV3.
- Ở các kỳ thi trước, phổ điểm chuẩn vào lớp 10 khá rộng giữa nhiều trường ở nội thành Hà Nội và nhiều trường ở khu vực Hà Nội mới. Hà Nội có biện pháp gì để thu hẹp khoảng cách này?
- Những năm đầu tiên khi hợp nhất, mặt bằng của các trường ở Hà Nội cũ và Hà Tây tương đối cách xa nhau nên điểm đầu vào có sự chênh lệch đáng kể. Thời gian gần đây, do có sự chỉ đạo chung nâng dần mặt bằng chất lượng ở những nơi khó khăn nên sự chênh lệch đã được rút ngắn. Tuy nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng điểm chuẩn sẽ sát nút nhau mà điểm chuẩn phải phản ánh thực chất việc dạy và học ở các trường.
Uyên Na - Giang Nguyễn (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.