Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Tuyên Quang: Vận động người thân đúng cách - Giải pháp "mềm hóa" căng thẳng thi hành án dân sự

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Tuyên Quang tới nhà dân để giải quyết việc thi hành án (Ảnh: Lê Hanh)
Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Tuyên Quang tới nhà dân để giải quyết việc thi hành án (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Không phải lúc nào cũng cần đến các biện pháp cưỡng chế cứng rắn trong thi hành án dân sự. Nhờ sự kiên trì vận động, thuyết phục có lý, có tình, một vụ việc tại thành phố Tuyên Quang đã được giải quyết êm thấm, tránh được xung đột và tổn thất không cần thiết cho các bên.

Ngày 28-9-2023, TAND TP. Tuyên Quang đã ban hành Bản án số 115/2023/DS-ST, buộc hộ gia đình ông Đỗ Ngọc C, bà Ngô Thị N và ông Đỗ Ngọc H, cư trú tại tổ 01, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, phải thực hiện việc lắp đặt hệ thống đường dẫn nước mưa từ mái nhà và công trình xây dựng. Mục đích nhằm đảm bảo nước mưa không chảy xuống bất động sản liền kề của hộ ông Hoàng Trung C và bà Cao Thị V.

Cụ thể, vị trí lắp đặt nằm ở mái chống nóng tầng hai, cạnh tường rào giáp ranh giữa hai hộ, với chiều dài từ điểm A đến điểm B là 5,65 mét. Trong trường hợp hộ ông C, bà N và ông H không thực hiện lắp đặt, theo bản án, họ sẽ phải cắt, tháo dỡ và di dời phần mái chống nóng này với kích thước 3cm chiều rộng, chiều dài tương tự.

Khó khăn trong quá trình thi hành án

Mặc dù quyết định thi hành án đã được Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Tuyên Quang ban hành ngày 11-12-2024, nhưng quá trình tổ chức thi hành thực tế gặp không ít khó khăn.

Được biết, mỗi lần làm việc với gia đình người phải thi hành án đều có sự hiện diện của anh Đỗ Ngọc T – con trai ông Đỗ Ngọc C. Tuy nhiên, anh T thường xuyên có thái độ chống đối gay gắt, thậm chí chửi bới và cầm dao đe dọa cán bộ thi hành án, tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu bị cưỡng chế.

Theo nguồn tin từ cơ quan thi hành án, anh T là người nghiện ma túy và rất lo ngại việc bị cơ quan công an mời lên phường kiểm tra sức khỏe. Nắm bắt tâm lý này, Chi cục THADS TP. Tuyên Quang đã phối hợp với Công an phường Nông Tiến triệu tập anh T đến trụ sở công an làm việc.

Giải pháp “mềm hóa” tình hình

Điều đáng chú ý là tại buổi làm việc này, cơ quan thi hành án không tiến hành kiểm tra sức khỏe anh T như lo ngại ban đầu, mà chủ yếu tập trung tuyên truyền, vận động. Các cán bộ thi hành án đã kiên trì giải thích, phân tích hậu quả pháp lý nếu gia đình tiếp tục chống đối việc thi hành án, đồng thời nhấn mạnh lợi ích của việc tự nguyện chấp hành.

Kết quả, anh T đã đồng ý hợp tác, cam kết vận động bố mẹ và chú mình thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Anh cũng bày tỏ nếu gia đình không tự giác, bản thân sẽ đứng ra thực hiện thay.

Nhờ nỗ lực tuyên truyền, vận động thuyết phục đúng hướng, đến ngày 28-4-2025, hộ ông Đỗ Ngọc C, bà Ngô Thị N và ông Đỗ Ngọc H đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống đường dẫn nước theo đúng yêu cầu của bản án và quyết định thi hành án. Việc thi hành đã được ông Hoàng Trung C và bà Cao Thị V xác nhận.

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Tuyên Quang và đoàn công tác trong quá trình xác minh thực địa một vụ việc (Ảnh: Lê Hanh)Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Tuyên Quang và đoàn công tác trong quá trình xác minh thực địa một vụ việc (Ảnh: Lê Hanh)

Bài học kinh nghiệm từ vụ việc

Vụ việc đã được tổ chức thi hành xong mà không cần áp dụng biện pháp cưỡng chế, tránh phát sinh chi phí, tổn thất và xung đột không đáng có. Đây là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của việc ưu tiên các biện pháp mềm trong tổ chức thi hành án dân sự.

Câu chuyện này cũng cho thấy vai trò then chốt của cán bộ thi hành án trong việc đánh giá đúng tình hình, nắm bắt tâm lý đối tượng để lựa chọn giải pháp phù hợp. Bằng sự kiên trì, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, cơ quan thi hành án TP Tuyên Quang đã khéo léo hóa giải một tình huống tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành điểm nóng.

Đồng thời, vụ việc cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành, đặc biệt là vai trò của Công an trong hỗ trợ giải quyết các tình huống phức tạp.

Trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng vụ việc phải thi hành ngày càng tăng, trong đó không ít trường hợp tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, cách làm này là kinh nghiệm quý báu cho công tác thi hành án dân sự: luôn đặt ưu tiên cho việc vận động, thuyết phục, lấy sự tự nguyện thi hành của đương sự làm mục tiêu, hạn chế tối đa việc cưỡng chế.

Không chỉ góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, phương pháp vận động còn thể hiện tinh thần nhân văn, mềm dẻo nhưng hiệu quả trong việc thực thi pháp luật.

Đọc thêm

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường sắt

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần bổ sung thêm phương thức chọn các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào những dự án đường sắt Nhà nước dự kiến đầu tư bằng ngân sách nhà nước, có thể đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần.

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV
(PLVN) - Chiều 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.