Tuyên Quang: Bão lũ đi qua, tình người ở lại

Đại diện tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận chuyến hàng viện trợ của Chính phủ Ấn Độ tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: CTV)
Đại diện tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận chuyến hàng viện trợ của Chính phủ Ấn Độ tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: CTV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sức tàn phá không tưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi) để lại cho Tuyên Quang những thiệt hại không kể xiết. Nhưng trong chính đau thương, nghĩa tình đồng bào trở thành ngọn đuốc giúp người dân xứ Tuyên thắp sáng ý nghĩa cuộc sống.

Đêm hội không ánh đèn

Ngoài hương cam Hàm Yên ngon ngọt, đậm đà qua bàn tay sơn nữ chăm sóc, suốt 2 thập kỷ qua Tuyên Quang được định hình thương hiệu với những mùa Trung thu lung linh sắc đèn.

Năm 2024, Tuyên Quang tập trung nhân lực, vật lực chuẩn bị cho một mùa Trung thu rộn rã với kỳ vọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những mô hình đèn khổng lồ được từng khu dân cư thiết kế, đầu tư công phu nối đuôi nhau diễu hành.

Trong lúc mọi người đều hướng lòng về đêm rằm xứ Tuyên thì cơn bão số 3 (Yagi) xuất hiện với cường độ cao, tốc độ lớn. Bão đổ bộ vào chiều tối 7/9 mặc dù không gây nhiều thiệt hại cho Tuyên Quang, thế nhưng hoàn lưu sau khi cơn bão đi qua đã gây mưa lớn, nước dâng, đất sạt lở, giao thông tê liệt... Từ các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên đến TP Tuyên Quang đều chịu thiệt hại nặng nề.

Các chiến sĩ bộ đội tích cực hỗ trợ bốc xếp, vận chuyển nhu yếu phẩm tới người dân vùng lũ. (Ảnh: Hoàng Long)

Các chiến sĩ bộ đội tích cực hỗ trợ bốc xếp, vận chuyển nhu yếu phẩm tới người dân vùng lũ. (Ảnh: Hoàng Long)

Chị Phùng Thị Mai, trú tại phường Phan Thiết - TP Tuyên Quang chia sẻ, suốt 20 năm qua chưa từng có cơn lũ nào lớn như vậy. Người dân TP Tuyên Quang quá bất ngờ khi nước dâng quá nhanh, có thời điểm chỉ 30 phút mà dâng tới cả mét nước. Nhiều đồ đạc không kịp di chuyển ngập sâu trong biển nước đều hư hỏng, không thể sử dụng.

Ông Phùng Văn Tích, trú tại phường Ỷ La - TP Tuyên Quang cho hay, tổ dân phố của ông đã chung tay đầu tư công sức, tiền bạc để thực hiện mô hình đèn cho các cháu thiếu nhi biểu diễn dịp Trung thu. Thế nhưng, cơn bão đi qua đã biến phố đi bộ thành phố đi xuồng, vậy là mọi công sức chuẩn bị đổ sông, đổ bể. Mưa lũ kéo về, mọi chương trình Trung thu cũng tạm gác.

Trước tình hình bão lũ phức tạp, ngày 11/9, UBND tỉnh Tuyên Quang có văn bản tạm dừng Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội thành Tuyên năm 2024. Theo đó, hàng loạt các hoạt động như Chương trình “Điện ảnh với xứ Tuyên”, Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2024, Chương trình “Trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt” và Lễ hội bia Hà Nội năm 2024 cũng phải tạm dừng. Tuyên Quang đón một mùa Trung thu ảm đạm, không ánh đèn.

Tình người thắp sáng xứ Tuyên

Trong bối cảnh hoàn lưu cơn bão số 3 bất thường và gây nhiều thiệt hại, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đưa ra nhiều kịch bản phòng, chống và khắc phục. Trong đó, tỉnh Tuyên Quang phân công đầu mối vận động, tiếp nhận, phân bổ hàng cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo, giao Hội Chữ thập đỏ tỉnh là đầu mối phối hợp với Hội Nông dân tỉnh để tiếp nhận, giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải hỗ trợ lực lượng, phương tiện.

Từ ngày 12/9, những chuyến hàng hỗ trợ đồng bào đã đến trụ sở của Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang.

Đường phố ngập sâu, lực lượng chức năng phải dùng thuyền vận chuyển nhu yếu phẩm. (Ảnh: Dương Phúc)

Đường phố ngập sâu, lực lượng chức năng phải dùng thuyền vận chuyển nhu yếu phẩm. (Ảnh: Dương Phúc)

Ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang bùi ngùi nhớ lại thời khắc được đặt chân lên chuyên cơ C17 của không quân Ấn Độ, chứng kiến tận mắt khối lượng hàng hóa khổng lồ do Chính phủ Ấn Độ viện trợ. Tại sân bay Nội Bài, dưới mưa, Đại sứ Ấn Độ trân trọng trao những món quà ý nghĩa cho đại diện tỉnh Tuyên Quang. Chuyến hàng nhanh chóng được đưa lên xe chuyên dụng và chuyển đến tay người dân xứ Tuyên.

Hay như chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Lệ Thủy - Quảng Bình gửi con cho ông bà để đi tiếp tế cá rim, mực rim cho người dân Tuyên Quang. Trao quà xong, chị Thắm tức tốc trở về địa phương gia cố lại nhà cửa, di chuyển đồ đạc để chuẩn bị đón cơn bão số 4. Cũng có nhiều đoàn bằng uy tín đã vận động các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ đồng bào lũ lụt tại Tuyên Quang.

Trong lúc lũ dâng, hàng tấn rau xanh từ Lâm Bình được chuyển đến các huyện, thành trong tỉnh. Những gia đình ở nơi cao trở thành điểm trú chân, tập kết đồ đạc của các gia đình bị ngập. Nhà hàng, quán ăn trở thành điểm nấu ăn, tiếp tế lương thực, nhiều nhà hàng còn nấu hàng trăm suất cơm miễn phí cho người dân và thiện nguyện viên. Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, mở cửa tự do để đón tiếp các đoàn thiện nguyện thay cho lời tri ân.

Những chuyến hàng hỗ trợ từ trong nước đến quốc tế đã và đang tiếp sức cho người dân Tuyên Quang “rũ bùn” đứng dậy sau lũ dữ. Với phương châm 4 tại chỗ, Tuyên Quang đã huy động lực lượng Quân đội, Công an cùng Nhân dân và doanh nghiệp chung tay vệ sinh, dọn dẹp, khắc phục hậu quả bão lũ.

“Tổn thất do cơn bão số 3 gây ra với người dân Tuyên Quang không thể kể xiết. Tuy nhiên, những thiệt hại đó đã nhanh chóng được bù đắp bằng tình đồng bào, nghĩa dân tộc hết sức vĩ đại. Thiên tai là điều không ai mong muốn nhưng khi bão lũ đi qua, tình người còn ở lại và thắp sáng ý nghĩa cuộc sống cho người dân xứ Tuyên” - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang chia sẻ.

Hôm 19/9, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu đã tới thăm hỏi, động viên và trao tặng số tiền 300 triệu đồng để chia sẻ với khó khăn của đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại Tuyên Quang. Trong buổi chiều cùng ngày, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các mạnh thường quân cũng trao tặng 35 suất quà trị giá 350 triệu đồng cho 35 gia đình chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 3; trao tặng 250 suất quà gồm các mặt hàng thiết yếu như quần áo, thuốc, thực phẩm chức năng; trao 30 suất quà chia sẻ, động viên công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp và Cục THADS tỉnh Tuyên Quang.

Đọc thêm

Hà Tiên đẩy mạnh sử dụng, cung cấp các nền tảng số

Ông Dương Văn Thuận - Chủ tịch HĐND thành phố Hà Tiên (thứ 2 từ trái qua) và ông Mai Quốc Thắng - Chủ tịch UBND thành phố Hà Tiên (thứ 2 từ phải qua) ấn nút phát động ngày chuyển đổi số.
(PLVN) - Ngày 9/10, UBND TP Hà Tiên (Kiên Giang) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang và Ngày Chuyển đổi số TP Hà Tiên năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Lâm Đồng điều động, kiện toàn loạt cán bộ

Lâm Đồng điều động, kiện toàn loạt cán bộ
(PLVN) - 7 lãnh đạo cấp sở vừa được Ban thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng kiện toàn, các quyết định được công bố tại hội nghị chiều 10/10 do ông Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng chủ trì.

Huyện Triệu Phong truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sĩ

Tổ chức an táng các hài cốt liệt sĩ.
(PLVN) -  Ngày 10/10, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) tổ chức Lễ truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sĩ vừa được Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ 584, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị quy tập được tại thôn Đồng Tâm, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số bằng nhiều hành động thiết thực

Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số bằng nhiều hành động thiết thực
(PLVN) - “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, TP Cần Thơ đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn”, ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thông tin.

TP Hồ Chí Minh: Nan giải 'bài toán' chợ tự phát

Một chợ tự phát đông đúc vào giờ tan tầm gây ách tắc giao thông. (Ảnh: A.T)

(PLVN) - Tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi buôn bán, hình thành các chợ tự phát là một “bài toán”nan giải mà TP Hồ Chí Minh nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết dứt điểm được. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến mỹ quan đô thị mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, kinh tế và cuộc sống của người dân.

Đề án 06 được tuyên truyền tích cực trên mọi nền tảng tại Cà Mau

 Đề án 06 được tuyên truyền tích cực trên mọi nền tảng tại Cà Mau
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với phần mềm dịch vụ công liên thông để thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử theo Nghị định 63 của Chính phủ, để tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện dịch vụ công.