Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Đề xuất Tổ công tác đặc biệt gỡ vướng

Tuyến ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội khó vận hành đúng tiến độ do gặp nhiều vướng mắc.
Tuyến ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội khó vận hành đúng tiến độ do gặp nhiều vướng mắc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng thời điểm khi chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện đề cương nghiệm thu thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng sớm triệu tập họp để xem xét, có phương án giải quyết các vấn đề liên quan tiến độ, giải ngân vốn dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.

7 bộ, ngành vào cuộc

Trước đó, các nhà thầu thi công dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - ga Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý (BQL) ĐSĐT Hà Nội phải bồi thường 114 triệu USD do chậm giải phóng mặt bằng. Để gỡ vướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) kiến nghị Chính phủ phân công nhiệm vụ giải quyết vướng mắc cụ thể cho Hà Nội và 7 bộ, ngành.

Với vướng mắc liên quan thể chế, chính sách, Bộ KH&ĐT đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng sớm triệu tập họp xem xét, đưa ra phương án giải quyết các nội dung liên quan tiến độ thi công, giải ngân vốn dự án.

Với vướng mắc liên quan sự khác biệt giữa quy định của hợp đồng FIDIC (mẫu hợp đồng quốc tế theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn) và pháp luật Việt Nam, kiến nghị giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp gỡ vướng theo hướng xây dựng đồng bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong lĩnh vực ĐSĐT.

Theo Bộ KH&ĐT, một khó khăn trong thực hiện dự án là việc thi công dự án không có tổng thầu, trong khi chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm quản lý dự án, tư vấn Systra được chỉ định làm tư vấn thực hiện dự án theo cam kết tài trợ vốn lại thiếu hợp tác với chủ đầu tư.

Tư vấn Systra chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư MRB giải pháp gỡ vướng, đặc biệt là khác biệt giữa hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam. Từ 1/8 – 13/9/2021, tư vấn Systra đã ngừng cung cấp dịch vụ, gây sức ép với chủ đầu tư dự án trong thương thảo, gia hạn hợp đồng.

Trong quá trình đàm phán, điều chỉnh, gia hạn hợp đồng các gói thầu, một số nhà thầu nước ngoài đã lợi dụng tính cấp bách, phức tạp của dự án để gây sức ép với chủ đầu tư, đề xuất các giá trị phát sinh lớn, thiếu hợp tác giải trình, cung cấp hồ sơ chứng minh theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Gấp rút hoàn thiện đề cương nghiệm thu

Mới đây, BQLĐSĐT cũng đã có văn bản gửi Hội đồng Kiểm tra Nhà nước (HĐKTNN) nghiệm thu công trình xây dựng xin ý kiến hoàn thiện đề cương nghiệm thu hoàn thành công trình xây dụng để đưa vào khai thác sử dụng với dự án.

Để tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đoạn trên cao, ngày 17/4/2020, BQLĐSĐT đã có tờ trình gửi UBND Hà Nội xin chấp thuận đề cương; nhưng UBND Hà Nội đề nghị xin ý kiến cơ quan đơn vị liên quan để bổ sung hoàn chỉnh.

Theo BQLĐSĐT, đến thời điểm hiện tại, có một số văn bản pháp luật liên quan công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã được thay thế, điều chỉnh bổ sung; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình nghiệm thu bàn giao cũng đã được làm rõ. Do vậy, BQLĐSĐT cập nhật điều chỉnh một số nội dung để cương để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp hợp đồng đã ký với các nhà thầu dự án.

Theo tìm hiểu, các nội dung chính được cơ quan này điều chỉnh như sau: Về điều chỉnh trình tự thực hiện công tác nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng, thực hiện theo khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

Về phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị vận hành khai thác trong quá trình thực hiện vận hành thử dự án (Trial Run): Chủ đầu tư chủ trì cùng đơn vị vận hành khai thác tổ chức phối hợp các sở, ngành liên quan; tư vấn PIC và nhà thầu dự án thực hiện theo các kịch bản, quy trình vận hành thử được cấp thẩm quyền phê duyệt, thời gian vận hành thử tối đa trong 2 tháng.

Trong thời gian vận hành thử, đơn vị vận hành khai thác có trách nhiệm đánh giá xác nhận chất lượng toàn bộ hệ thống của dự án phục vụ công tác bàn giao vận hành khai thác thương mại. Sau quá trình vận hành thử, đơn vị vận hành khai thác không có thêm các yêu cầu hoàn thiện hiệu chỉnh thì kết thúc, các bên xác nhận.

Chỉ sau khi HĐKTNN về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có ý kiến, BQLĐSĐT mới có cơ sở để hoàn thiện trình UBND TP Hà Nội chấp thuận thực hiện các khâu tiếp theo.

Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội tổng vốn đầu tư ban đầu 1,176 tỉ euro, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, và Cơ quan Phát triển Pháp. Đến nay tiến độ thi công đạt 74% khối lượng công việc, trong đó đoạn 8,5km chạy trên cao đã hoàn thành 89,41%, đoạn 4km chạy ngầm mới hoàn thành 32,2%. Do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên dự kiến dự án chỉ có thể đưa vào khai thác trước đoạn trên cao vào 2022, hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến đến sau 2022.

Đọc thêm

Metro Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM): Giá vé thấp nhất 6.000 đồng/lượt

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên di chuyển qua đoạn trên cao dài 17,1km. (Ảnh: Mộc Đức)
(PLVN) - Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000 - 20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước. Thông tin nêu trong tờ trình giá vé sử dụng metro vừa được Sở GTVT gửi UBND TP HCM xem xét. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở TP, dự kiến khai thác thương mại từ cuối năm nay, giai đoạn đầu ước tính mỗi ngày phục vụ gần 40.000 khách.

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.