Tường vàng phố cổ Hội An nhem nhuốc vì bị vẽ bậy

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các bức tường màu vàng mang đặc trưng riêng của phố cổ Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tiếp bị vẽ bậy, gây mất mỹ quan khiến người dân cũng như du khách rất bức xúc.

Những ngày qua, phố cổ Hội An đón hàng nghìn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó, các đoàn du khách phương Tây và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… tấp nập đến phố cổ Hội An sau một năm mở cửa đón khách quốc tế. Nhiều du khách thích thú dạo quanh phố cổ, trải nghiệm đi xích lô và check in các địa điểm du lịch nổi tiếng khác.

Tuy nhiên, trái ngược với sự nhộn nhịp, tấp nập du khách, một số du khách và người dân địa phương tỏ ra bức xúc khi nhiều bức tường màu vàng mang đặc trưng của phố cổ Hội An bị vẽ bậy, gây mất mỹ quan đô thị.

Tường vàng ở Hội An là điểm chụp ảnh nổi tiếng đối với du khách khi đến tham quan phố cổ. Tại phố cổ Hội An, hầu hết nhà đều được được xây dựng theo kiểu truyền thống với tông màu vàng trầm ấm và màu gỗ nâu sậm làm chủ đạo.

Bức tường nhà ở đường Hai Bà Trưng giáp với Trần Phú bị xịt sơn màu trắng, ghi xám, gây mất mỹ quan phố cổ.

Bức tường nhà ở đường Hai Bà Trưng giáp với Trần Phú bị xịt sơn màu trắng, ghi xám, gây mất mỹ quan phố cổ.

Theo người dân địa phương, các bức tường vàng nổi tiếng này là nơi để du khách chụp ảnh kỷ niệm khi đến phố cổ và tình trạng vẽ bậy trên tường vàng xuất hiện trong thời gian dịch Covid-19 đến nay.

Bà Bông (SN 1948, bán bánh xoài tại đường Hai Bà Trưng) cho biết, tình trạng vẽ bậy lên các bức tường vàng chỉ xảy ra vào buổi tối muộn, khi đa phần người dân và du khách đã về nhà nghỉ ngơi.

“Tôi ngồi bán ở tuyến đường này cũng nhiều năm rồi nên có thể khẳng định các bức tường này mới vừa bị vẽ bậy, trước đây không không có tình trạng này. Việc này khiến những bức tường vàng ở Hội An gây khó chịu trong mắt người dân và du khách”, bà Bông nói.

Con hẻm nằm giữa tuyến đường Hai Bà Trưng và Trần Phú bị vẽ bậy 2 bên kéo dài 30m khiến người dân địa phương rất bức xúc.

“Việc vẽ bậy lên các bức tường trong khu phố cổ như vậy là không thể được, vừa gây mất mỹ quan vừa mất đi nét cổ kính. Nhất đây còn là khu vực lõi của di sản văn hóa thế giới”, ông Tấn (SN 1955), người dân địa phương nói.

Cách đó không xa, con hẻm trong đường Trần Phú được TP Hội An cho quét phủ che lấp nhưng được thời gian thì lớp vôi vàng đã bay màu, lộ ra sơn vẽ nhem nhuốc. Tương tự, tại một số tuyến đường như Công Nữ Ngọc Hoa, Trần Phú... nhiều trụ đèn, tủ điện bị vẽ, dán bậy, bôi bẩn bằng các ký tự lạ. Ngoài các bức tường trong phố đi bộ, cầu An Hội bắc qua sông Hoài ngay sát Chùa Cầu nơi hàng nghìn du khách qua lại và chụp ảnh mỗi ngày trên các thân trụ cũng bị viết và vẽ khắp nơi.

Ông Võ Đăng Phong, Chủ tịch phường Minh An cho biết, tình trạng vẽ bậy kéo dài nhiều năm nay. Đại phương cũng đã nhiều lần sơn lại. “Chúng tôi sẽ giám sát bằng camera an ninh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm”, ông Phong nói.

Cũng giống các thành phố khác ở Việt Nam, Hội An bị dán tờ rơi, quảng cáo trên cột điện, cột tín hiệu giao thông, hộp công tơ điện ở nhiều tuyến phố.

Nhiều bức tường trong khu phố cổ bị vẽ bậy khiến người dân địa phương cũng như du khách rất bức xúc.

Nhiều bức tường trong khu phố cổ bị vẽ bậy khiến người dân địa phương cũng như du khách rất bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, TP đã chỉ đạo công an tăng cường theo dõi, giám sát qua camera để phát hiện người vi phạm, xử lý theo quy định. Ngoài ra, những khu vực bị dán tờ rơi, thành phố giao cho đoàn thành niên, đội quy tắc đô thị tháo gỡ.

“Trước mắt, những chỗ nào không đảm bảo về cảnh quan phố cổ thì TP sẽ cho quét vôi lấp các hình vẽ đó đi. Đồng thời, từ nay, TP sẽ tăng cường tuần tra, giám sát để xử lý các hành vi vi phạm này”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, việc trên các bức tường trong khu phố cổ xuất hiện các hình vẽ, chữ graffiti thì thực ra thành phố du lịch nào ít nhiều cũng có. Theo suy đoán của ông Sơn, nhiều khả năng những hình vẽ này là của một số du khách nước ngoài.

“Việc vẽ các kí tự lạ, đặc biệt như trên là một trào lưu ở các nước phương Tây. Nhóm người này hoạt động theo hội nhóm, đến đâu họ cũng vẽ cả. Tuy nhiên nhiều hình vẽ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, đặc biệt là nét cổ kính của khu phố cổ nên thời gian đến Công an TP sẽ phối hợp với các địa phương theo dõi, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm” ông Sơn nói.

Dưới đây là một số hình ảnh PLVN ghi nhận:

Tin cùng chuyên mục

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Đọc thêm

Diện mạo thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm giải phóng

Một góc thành phố Điện Biên Phủ hôm nay.
(PLVN) - Mảnh đất Điện Biên Phủ từng bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, đổ nát, chằng chịt những những hố bom, giao thông hào ngày nào nay đã khoác lên mình diện mạo mới đầy sức sống, thành một thành phố trẻ, năng động, hiện đại nơi cực Tây Tổ quốc.

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà
(PLVN) -  Một trong những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại khuôn khổ Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất diễn ra từ 12 – 14/4 là thi hái, sao chè.

Hơn 300 vận động viên tham dự giải đua ghe Ngo mini

Rất đông khán giả có mặt ở 2 bên bờ hồ để cổ vũ cho các đội thi đấu.
(PLVN) - Hòa trong không khí vui tươi, phấn khởi của đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, ngày 13 - 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức giải đua ghe Ngo mini tại Chùa Soryaram (Chùa Giữa, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Kỳ vọng chuyến tàu đêm Đà Lạt tạo đột phá du lịch đêm phố núi

Kỳ vọng chuyến tàu đêm Đà Lạt tạo đột phá du lịch đêm phố núi
(PLVN) - Tối 14/4, tại lễ khai trương chạy tàu đêm tuyến Đà Lạt – Trại Mát với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cũng như lãnh đạo TP Đà Lạt (Lâm Đồng) kỳ vọng sản phẩm du lịch mới này sẽ góp phần tạo đột phá cho du lịch đêm “Thành phố ngàn hoa”.

Phát hiện 22 hang động mới tại Quảng Bình

Một không gian hang động vừa được phát hiện. Ảnh: B.H.
(PLVN) - Ngày 14/4, thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt, tiến hành khảo sát và phát hiện 22 hang động mới tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình).

TP Hồ Chí Minh thí điểm 70 ô tô điện chở khách tham quan nội đô

Dịch vụ xe điện chở khách tham quan, du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức triển khai từ ngày 12/4/2024. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
(PLVN) - Xe chạy bằng điện, mỗi ô tô 8 chỗ chở khách tham quan, du lịch ở quận 1, 4, 5, 6, bắt đầu khai thác từ ngày 12/4, giá vé mỗi chuyến 120.000 - 250.000 trong 30 phút. Hệ thống xe điện này do một DN vận hành, mỗi ngày hoạt động từ 6h - 24h, thí điểm đến hết 2025.

“Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Quang cảnh diễn đàn (Ảnh: Báo Tin tức)
(PLVN) - Đây là Chủ đề của Diễn đàn Du lịch Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức và nằm trong chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024.

Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC 2024) với chủ đề “Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai dự kiến sẽ thu hút 220 người mua quốc tế đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra hơn 10.000 cuộc hẹn thương mại nhằm mang tới cơ hội trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp du lịch quốc tế và Việt Nam.

Du lịch Thái Nguyên quá nhiều tiềm năng cần "lộ sáng"

Du lịch Thái Nguyên quá nhiều tiềm năng cần "lộ sáng"
(PLVN) - Không thể phủ nhận Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn ở cả 4 dòng sản phẩm văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch cộng đồng, nông thôn; Du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động, mạo hiểm. Tuy nhiên làm thế nào để Du lịch Thái Nguyên không chỉ là tiềm năng chưa “lộ sáng”?