Tưởng nhớ Anh Sáu Khải, Nhà lãnh đạo kỹ trị, đổi mới, tận tụy vì nước, vì dân

Tưởng nhớ Anh Sáu Khải, Nhà lãnh đạo kỹ trị, đổi mới, tận tụy vì nước, vì dân
(PLO) - "Sâu sắc và chân tình, luôn ân cần động viên, khuyến khích, ở bất kỳ cương vị nào, nhất là với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Anh đã thu hút, phát huy được trí tuệ của rất nhiều trái tim và khối óc, cùng cống hiến cho quê hương, đất nước", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết. 

Trân trọng đăng toàn văn bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cố Thủ tướng Phan Văn Khải:

Được đào tạo bài bản tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov của Liên bang Xô- viết và tôi luyện qua nhiều vị trí công tác từ địa phương đến Trung ương, Anh luôn trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, giữ vững bản lĩnh chính trị và nguyên tắc trong công việc nhưng không cứng nhắc mà rất chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn trong từng thời kỳ với mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho quốc gia, dân tộc, cho đất nước và cho Nhân dân.

Nói đến anh Sáu, chúng ta không thể không nhớ đến những nỗ lực, đóng góp to lớn của Anh trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng tài chính châu Á, thúc đẩy phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng thông qua các dấu mốc lịch sử như ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ổn định và phát triển: Vào những năm cuối của thế kỷ XX, trong bối cảnh chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Phan Văn Khải đã báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị và nỗ lực thực hiện nhiều quyết sách đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là những giải pháp cấp bách vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chặn đà suy giảm và duy trì được nhịp độ tăng trưởng hợp lý.Trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó có thiên tai, dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng, chúng ta đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển. Trong 9 năm trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, Anh đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển bền vững và chú trọng hiệu lực, hiệu quả của chỉ đạo điều hành, thực thi chính sách, trong đó minh chứng cụ thể là tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 7%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, nợ công không quá 50% GDP. Các định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… đã trở thành những kinh nghiệm tốt cho Chính phủ và các thế hệ lãnh đạo sau này.

Mở cửa và hội nhập: Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, góp phần tạo nên những bước tiến quan trọng, thay đổi về chất trong công tác đối ngoại và hội nhập. Anh đã chỉ đạo sát sao việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) từ tháng 9/1996 qua 11 vòng đàm phán đầy cam go; đến ngày 13/7/2000, Hiệp định BTA được chính thức ký kết mở ra một giai đoạn mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.Sáu năm sau thành công của BTA, quán triệt chủ trương Nghị quyết Đại hội X của Đảng về hội nhập, Anh đã chỉ đạo đẩy mạnh đàm phán để Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau hơn 11 năm đàm phán, ngày 07/11/2006, WTO chính thức kết nạp Việt Nam và kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO.Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.Thủ tướng Phan Văn Khải đã có nhiều chuyến công tác nước ngoài rất thành công, góp phần tăng cường quan hệ đối ngoại về chính trị, ngoại giao, kinh tế và mang lại những cơ hội về thương mại, đầu tư, thu hút các nguồn lực ODA, FDI cho phát triển đất nước. Anh cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ sau năm 1975, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa 2 nước. Nhờ đó, đến ngày hôm nay, Việt Nam đã gặt hái được những thành công và đứng ở một vị thế khác trong nền kinh tế toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân: Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thể hiện quyết tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trình Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp. Đây là bước cải cách cơ bản và mạnh mẽ nhất, cởi trói cho phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển khu vực tư nhân. Anh cũng chỉ đạo chính thức thành lập sở giao dịch chứng khoán vào năm 2000; đồng thời, tập trung sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý để Việt Nam hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển đất nước. Có thể nói, chính Anh là người chỉ đạo “cởi trói” cho doanh nghiệp, xây dựng thể chế để mọi người dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. Tại Hội nghị với doanh nghiệp ngày 09/02/2006, qua thực tiễn phát triển doanh nghiệp và hình thành đội ngũ doanh nhân, Anh đã xác định rõ phải khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí kinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của Nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Việc quyết định công nhận ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm của Thủ tướng Phan Văn Khải luôn đồng hành và quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân.

Nhà lãnh đạo “kỹ trị”, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất: Nhìn lại suốt chặng đường cống hiến cho Đảng, cho cách mạng, cho đất nước của Thủ tướng Phan Văn Khải, chúng ta nhận thấy một tư tưởng đổi mới, một tư duy lãnh đạo kinh tế sâu sắc, một nhân cách lớn từ con người Anh, luôn coi trọng chất lượng, hiệu quả, thực chất, không câu nệ, không cá nhân. Trong chỉ đạo điều hành, Anh thể hiện tầm bao quát, luôn nhất quán mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và cả hệ thống hành chính nhà nước.

Thủ tướng Phan Văn Khải luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, quy tụ anh em, đồng chí cùng chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp chung của đất nước. Anh luôn công bằng, khách quan trong mọi công việc, phê phán tư tưởng cục bộ, địa phương, nhất là trong công tác cán bộ. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, luôn quan tâm chỉ đạo và tin tưởng anh em, đồng chí. Quan điểm cải cách của Anh cũng đặt nền móng cho việc giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế cụ thể, thúc đẩyphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp; tạo nền tảng cho việc Nhà nước chuyển phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tổ chức quản lý, giám sát theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Việc thành lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, rà soát kiến nghị bãi bỏ 50%“giấy phép con”; chú trọng đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp là những cách làm phù hợp đang được kế tục, phát huy hiệu quả cho đến ngày hôm nay. Anh là người luôn biết lắng nghe ý kiến, phản biện đa chiều trên các lĩnh vực.Chính Anh là người đã đổi mới Tổ nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thành lập Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ.

Anh cũng là người rất coi trọng việc kế thừa các thế hệ đi trước và rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ tiếp theo trong Chính phủ. Khi được Quốc hội khóa XI bầu lại làm Thủ tướng Chính phủ năm 2002, Anh đã phát biểu: “Khi nhậm chức, tôi tâm niệm là học tập các bậc đàn anh đi trước kinh nghiệm chuyển giao nhiệm vụ cho thế hệ kế tiếp, thực hiện sự chuyển tiếp đúng lúc, bảo đảm thế ổn định và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ”.

Gắn bó mật thiết với Nhân dân: Cho dù ở bất cứ cương vị nào, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, luôn trăn trở về những chủ trương, chính sách bảo vệ quyền lợi của Nhân dânlà bản chất, là phong cách tự nhiên, là đạo đức trong sáng của người chiến sỹ cách mạng Phan Văn Khải. Anh luôn gần gũi, chân tình, thường xuyên thăm hỏi, động viên, lắng nghe ý kiến của Nhân dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Chính với phong cách sống đó, Anh đã lãnh đạo Chính phủ có các quyết sách quan trọng về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích vươn lên thoát nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho hàng triệu người dân, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Anh cũng đặc biệt quan tâm đào tạo thế hệ trẻ, chú trọng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cả về thể chất, trí tuệ, tâm hồn, tạo điều kiện cho con người vươn lên phát huy tiềm lực to lớn, coi đó là nguồn lực không bao giờ cạn của đất nước.

Đầy bản lĩnh và giữ vững nguyên tắc nhưng cũng rất gần gũi, giản dị, nhân hậu, dù khi đương chức, giữ các trọng trách Đảng, Nhà nước giao phó hay thôi chức, nghỉ hưu theo chế độ, Anh luôn sống hòa đồng và được mọi người yêu quý, trân trọng. Những năm tháng trước khi mất, Anh còn mang lại nhiều điều tốt đẹp, kêu gọi xây dựng những công trình văn hóa, xã hội, nhà ở cho người nghèo, phục vụ thiết thực cho đời sống của bà con. Đây là những hành động mang tính nhân văn sâu sắc. Anh đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bè bạn, đồng chí và người dân về một người con thân yêu của mảnh đất Củ Chi anh hùng:

“Vì đất nước quyết ra đi thời trai trẻ

Yêu làng quê xin cống hiến lúc tuổi già”.

Trong các dịp gặp mặt, nói chuyện với những người từng công tác và làm việc gần gũi với Thủ tướng Phan Văn Khải, một trong những ấn tượng đặc biệt mà mọi người thường nhắc đến, đó là hình ảnh về người Thủ trưởng vô cùng thân thiết, sẻ chia với những kỷ niệm đầy tình đồng chí, tình người. Sâu sắc và chân tình, luôn ân cần động viên, khuyến khích, ở bất kỳ cương vị nào, nhất là với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Anh đã thu hút, phát huy được trí tuệ của rất nhiều trái tim và khối óc, cùng cống hiến cho quê hương, đất nước.

Vĩnh biệt Anh Sáu, luôn tưởng nhớ về Anh, noi gương Anh, tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ nguyện nỗ lực phấn đấu hết sức mình, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta mà các thế hệ đi trước đã truyền lại, trong đó có anh Sáu Khải kính mến.

Nguyễn Xuân Phúc

 Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.