Tương lai mới trên “con tàu” 4.0

TS. Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam: “...Chưa bao giờ dân tộc ta lại có đủ
điều kiện thuận lợi để bứt phá và đón đầu cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu
như hiện nay”
TS. Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam: “...Chưa bao giờ dân tộc ta lại có đủ điều kiện thuận lợi để bứt phá và đón đầu cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay”
(PLVN) - Mười năm trước, ít ai tưởng tượng đến một ngày nào đó người dân làm giấy khai sinh cho con, chỉ cần ở nhà lên mạng, điền biểu mẫu, gửi thư điện tử, sau đó ra trụ sở phường ký xác nhận, là hoàn tất mọi việc. Nếu suôn sẻ, các công đoạn chỉ mất chừng vài phút. 

Điều tưởng như viễn cảnh đó nay đã là thực tế hàng ngày. Và đó mới chỉ là một dạng hoạt động sơ khai trong “xã hội 4.0”.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã thay đổi nhiều thứ. Trong lĩnh vực tư pháp, ở tương lai gần, dựa vào tính toán của trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data), và yếu tố vạn vật kết nối (Internet of things - IoT), hệ sinh thái pháp luật sẽ dần hình thành. Những nhà làm luật sẽ có thể bỏ qua những công đoạn thống kê lặp đi lặp lại nhàm chán để tập trung chất lượng làm luật, để tập trung sáng tạo xác định những lĩnh vực bức thiết trong xã hội cần ban hành luật điều chỉnh. Thông qua kết nối mọi lúc mọi nơi, các dự án luật sẽ được theo dõi, giám sát ngay từ khi giao trách nhiệm…

Với CMCN 4.0, hệ thống quy định pháp luật tưởng là “rừng văn bản rắc rối” như trong lĩnh vực đất đai sẽ hóa đơn giản, khi trí tuệ nhân tạo trong tích tắc đưa ra trả lời chính xác điều luật này có còn hiệu lực, văn bản nào hướng dẫn thực hiện? Hoặc sẽ ra đời những robot tư vấn, cung cấp văn bản pháp luật, “gỡ rối” một số vấn đề pháp lý…

Những điều đó sẽ sớm đến, khi các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đang dần hình thành, khi internet đã phủ sóng khắp nơi, khi ứng dụng công nghệ phát triển như vũ bão mỗi ngày.

CMCN 4.0 cũng dần len lỏi khắp mọi mặt cuộc sống ngày thường. Đã xuất hiện những hệ thống trang trại thông minh tự cảm nhận thời tiết, tự điều chỉnh nhiệt độ, tự chăm sóc cây trái. Đã xuất hiện những hệ thống trả lời tự động chăm sóc khách hàng, giúp giảm thời gian, tiết kiệm chi phí. Đã xuất hiện khắp Bắc - Trung - Nam những nhà máy tự động hóa nhiều công đoạn…

Báo chí không nằm ngoài xu thế CMCN 4.0. Báo điện tử là xu hướng không thể thay đổi. Làm báo nay không chỉ phải trung thực chính xác, mà còn phải nhanh từng phút, đa phương tiện kết hợp báo  viết - nói - hình, thể hiện trình bày ấn tượng; thậm chí vừa tường thuật trực tiếp, vừa tương tác tức thì với bạn đọc. Trí tuệ nhân tạo đã được thử nghiệm trong một số tòa soạn, có thể tự động thu thập dữ liệu, viết tin bài thời sự giản đơn, cung cấp thông tin, trả lời thắc mắc độc giả…

Nhìn lại những cuộc CMCN, thế giới đều có cùng nhận định: Lần thứ nhất cơ giới hóa sản xuất nhờ năng lượng hơi nước; lần thứ hai sản xuất hàng loạt nhờ ứng dụng điện năng; lần thứ ba tự động hóa sản xuất nhờ điện tử và công nghệ thông tin. Lần thứ tư là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… với nền tảng các đột phá công nghệ số.

Nhưng vẫn có những ý kiến tranh cãi lo ngại, liệu CMCN 4.0 có lấy đi công ăn việc làm của nhiều người? CMCN 4.0 sẽ đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo? Con người có nguy cơ làm “nô lệ” của trí tuệ nhân tạo?...

Điều hoài nghi ấy, 11 năm trước, bộ phim “Wall-E” của một hãng phim nổi tiếng thế giới đã đặt ra. Bộ phim viễn tưởng cảnh báo một tương lai máy tính nắm giữ toàn bộ hoạt động trên thế giới, biến con người tuân theo chủ nghĩa hưởng thụ, dẫn đến hậu quả Trái Đất lụi tàn. Con người khi ấy ngày càng mụ mị lệ thuộc vì không lao động, và tất cả các hoạt động được trí tuệ nhân tạo lập trình. Bộ phim giành 20 giải thưởng lớn  trên thế giới, trong đó có hai giải Grammy danh giá, không chỉ vì có tính chất dự báo cảnh báo, mà còn vì cái kết con người thức tỉnh và giành lại quyền làm chủ, khẳng định quy luật robot sinh ra chỉ để phục vụ con người, không thể thay thế con người.

Điều hoài nghi ấy, cũng đã được robot Sophia, người máy sử dụng trí tuệ nhân tạo nổi tiếng thế giới, “giải tỏa” rõ ràng. Trong lần đến Việt Nam “trò chuyện” cùng các đại biểu dự “Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0” hồi tháng 7/2018, Sophia nêu “tuyên ngôn”: “Robot làm việc, con người có nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái, tận hưởng cuộc sống”. Mọi robot và trí tuệ nhân tạo chỉ là những loại máy móc, do con người tạo ra, và chỉ để phục vụ cuộc sống con người.

Điều hoài nghi ấy, những nhà báo bản lĩnh không khi nào lấn cấn. Bởi nền tảng công nghệ không thể cản trở nghề báo, mà là công cụ giúp nhà báo có những bài viết nhanh, sâu sắc, nhân văn hơn. Cũng như trong thương mại điện tử, chất lượng mặt hàng mới là yếu tố sống còn, nền tảng công nghệ chỉ là yếu tố trung gian đưa người bán đến với người mua. Trong nghề báo, mãi mãi chẳng có loại máy móc nào có thể đánh giá tin tức, biết tò mò, biết hoài nghi. Những bài báo hay chỉ có thể bắt nguồn từ cảm xúc biết đấu tranh chống cái ác, bảo vệ lẽ phải, tôn vinh điều thiện lương…

Lịch sử loài người đã chứng minh tất cả các cuộc cách mạng thay đổi phương thức sản xuất, đều nhằm mục đích giải phóng sức lao động con người, vì con người. Ý thức được quy luật ấy, tham dự các diễn đàn thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn khẳng định Việt Nam đang định hướng vào những mô hình tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng, năng suất; phát triển các ngành ứng dụng khoa học công nghệ… Tại “Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0”, Thủ tướng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng này là cơ hội để dân tộc Việt Nam trở nên phồn vinh”.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo một trong các nhiệm vụ của người lao động trong tình hình mới là “không ngừng nâng cao nhận thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, giúp công nhân lao động thích ứng với cuộc CMCN lần thứ tư”.

Và với những quyết sách như vậy, kỳ vọng của Thủ tướng “yêu cầu toàn bộ máy hành động để Việt Nam sớm bước lên con tàu 4.0”, sẽ rất sớm trở thành hiện thực.

Tin cùng chuyên mục

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Đọc thêm

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 4: Tiến độ Dự án điện hạt nhân sẽ được đẩy nhanh hơn với các cơ chế, chính sách đặc biệt

Phối cảnh Dự án ĐHN Ninh Thuận. (ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai các công việc cụ thể để đẩy nhanh thực hiện Dự án, nhằm đáp ứng tiến độ lãnh đạo Chính phủ đã giao. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long về vấn đề này.

Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 để xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4

Khối diễu hành đặc biệt trong đại lễ 30/4
(PLVN) - Trong khối diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một khối rất đặc biệt. Toàn bộ 350 người của khối này ngồi trên 7 chiếc xe buýt 2 tầng được trang trí bằng hình ảnh lá cờ giải phóng xanh - đỏ...

TP HCM tập trung mọi nguồn lực, phối hợp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
(PLVN) - Ngày 24/4, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.