Tương lai mới của ngành hàng không thế giới hậu Covid-19

Tương lai mới của ngành hàng không thế giới hậu Covid-19
(PLVN) - Phi hành đoàn trong bộ đồ bảo hộ,  kiểm tra chứng nhận sức khỏe cho hành khách, thời gian check-in lâu hơn và việc đeo khẩu trang trở thành bắt buộc... Đây chính là thực tế mới của giao thông hàng không đại trà.

Khi mọi người mong ước được lên bay bầu trời đi khắp đó đây một lần nữa, cũng là lúc họ phải đối mặt với những thay đổi để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ngoài các biện pháp an ninh nghiêm ngặt phổ biến trên toàn thế giới, hành khách giờ đây sẽ gặp phải một loạt các kiểm tra đối với COVID-19.

"Trước khi xảy ra đại dịch, chúng tôi được yêu cầu đến trước chuyến bay hai tiếng đồng hồ. Bây giờ, chúng tôi phải có mặt ở sân bay ít nhất bốn giờ trước khi bay. Có nhiều hàng dài đợi và sàng lọc trước khi tôi có thể làm thủ tục tại sân bay", ông Suyanto nói sau khi đi bay tuyến nội địa vào cuối tháng 5 vừa qua.

Một người đàn ông 40 tuổi khác cho biết: "Điều này làm cho hành khách mệt mỏi và tốn kém hơn. Với những quy tắc nghiêm ngặt như vậy, tôi nghĩ mọi người sẽ suy tính kỹ trước khi đi du lịch". Anh cũng đã phải trả gấp đôi giá vé thông thường cho chuyến bay ngắn của mình khi một số ghế còn lại phải để trống vì quy tắc giãn cách xã hội.

Hành khách phải đối mặt với các biện pháp an ninh thậm chí còn nghiêm ngặt hơn so với các biện pháp được đưa ra sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
Hành khách phải đối mặt với các biện pháp an ninh thậm chí còn nghiêm ngặt hơn so với các biện pháp được đưa ra sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
 Ngoài ra, cơ quan Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã đề nghị các chính phủ thu thập dữ liệu hành khách, bao gồm thông tin về sức khỏe trước khi đi du lịch. Các biện pháp khác được nêu trong hướng dẫn của họ bao gồm thiết kế lại các khu vực cổng để giảm tắc nghẽn, thủ tục thu thập hành lý và lên máy bay phải nhanh hơn, thậm chí cấm xếp hàng ở nhà vệ sinh để hạn chế tương tác của hành khách.

Albert Tjoeng, phát ngôn viên khu vực của IATA cho biết: "Cuộc khủng hoảng COVID-19 là sự gián đoạn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không. Vì vậy, sự phục hồi sẽ kéo dài và chậm hơn". Việc thực hiện các quy định mới đã chứng tỏ đây là thách thức lớn và rất hỗn loạn.

Mặc dù một số hãng hàng không Mỹ yêu cầu khách đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay, nhưng việc thực thi quy tắc này đã được chứng minh là khó khăn vì có nhiều hành khách bất chấp không tuân thủ. Sân bay Mumbai cũng đưa ra các quy tắc giãn cách xã hội nhưng những điều này nhanh chóng sụp đổ khi những du khách tức giận quấy rối nhân viên sau khi các chuyến bay bị hủy vào phút cuối.

Mặc dù có dấu hiệu phục hồi khi việc cách ly và phong tỏa được nới lỏng, nhưng việc di chuyển đường hàng không có vẻ sẽ phải vật lộn để trở về mức tiền virus.
Mặc dù có dấu hiệu phục hồi khi việc cách ly và phong tỏa được nới lỏng, nhưng việc di chuyển đường hàng không có vẻ sẽ phải vật lộn để trở về mức tiền virus.

Biện pháp được tranh luận sôi nổi nhất trong ngành là liệu có nên để trống ghế ở giữa hay không. Japan Airlines và Delta là một trong số các hãng vận tải làm như vậy nhưng Michael O'Leary - ông chủ của hãng hàng không giá rẻ Ryanair, đã nói rằng ý tưởng này là "ngu ngốc" và sẽ ngăn công ty của họ kiếm tiền như vậy.

Fazal Bahardeen, Giám đốc điều hành của công ty du lịch HalalTrip có trụ sở tại Singapore, chia sẻ: "Nếu tôi phải trải qua tất cả những rắc rối trên, tôi cũng sẽ chọn không đi du lịch trừ khi tôi thực sự bắt buộc có công việc phải đi."

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.