Tương lai hướng biển

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) -Hôm qua (26/9), tại TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng và Hải Dương về tình hình sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu; công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm.

Trong các kiến nghị của các địa phương này; nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh; có nội dung kiến nghị Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chỉ tiêu sử dụng đất, đấu giá đất, lấn biển. Đất nước ta, từ Bắc xuống Nam có 28/63 tỉnh, thành có biển. Mở rộng không gian phát triển hướng biển, từ lâu đã là chiến lược quốc gia và các tỉnh, thành có biển. Do vậy, một trong những xung đột pháp lý lâu nay đặt ra là lấn biển. Lấn biển ở đây không chỉ là làm đường bao biển như ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã làm, còn nhiều vấn đề lớn hơn, thuộc phạm trù phát triển bền vững.

Cần phải nói rõ, 28 tỉnh, thành đã và đang có dư địa lớn để phát triển đô thị biển, cảng biển, vận tải biển, khai thác hải sản, du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng. Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045, Chính phủ quan tâm đặc biệt trong đầu tư hạ tầng cơ sở và định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Cuối những năm 2000, các đầu óc hoạch định chiến lược của thế giới đã khẳng định “Thế kỷ XXI là thế kỷ đại dương”. 24 năm qua, thành tựu cũng như những xung đột địa chính trị hiện nay đã chứng minh nhận định đó. Với nước ta, Đảng đã có nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam (hiện nay là Nghị quyết 36-NQ/TW); Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam (Luật số 18/2012/QH13). Điều đó cho thấy tầm nhìn của Đảng và Nhà nước.

Với vấn đề lấn biển, không chỉ lấn biển như Quảng Ninh, Kiên Giang... đã làm mà nhìn nhận xa hơn, không chỉ lấn biển sát bờ mà còn cần tính đến cả các dự án cách xa bờ. Những khu vực có điều kiện lấn biển nên tính đến các dự án trong tương lai. Chúng ta cũng cần nghĩ đến việc kết nối các đảo nhỏ còn ít người ở, làm kè biển, đê biển, san lấp phát triển thành các điểm dân cư, khu đô thị mở, vừa có thêm quỹ đất vừa bảo đảm công tác an ninh, quốc phòng... Đó là xu thế. Vấn đề hiện nay là hành lang pháp lý.

Thực tế, các dự án lấn biển của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc mở mang đất đai, chưa đặt ra các mục tiêu khác kiểm soát nước triều, chống triều cường, tăng khả năng thoát lũ; điện tái tạo, phát triển xanh, biển nước mặn thành nước ngọt cung cấp cho dân sinh và phát triển kinh tế ven biển; đáp ứng sinh kế của người dân; phương án đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ...

Còn rất nhiều việc để làm. Lấn biển vì vậy cần phải có tầm nhìn, đặt trong khung khổ luật pháp đất nước cũng như cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2025, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.

Quảng Nam: Yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm đầu nguồn sông

Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư
(PLVN) - Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương tại tỉnh Ninh Bình”.