Tưởng bị “ma bắt” người phụ nữ bị u não mời thầy về cúng bái

Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người phụ nữ quê Cao Bằng bị đau đầu, giảm trí nhớ nhưng do nghĩ bị "ma bắt" nên không đi khám mà mời thầy về cúng. Tại bệnh viện, bà được chẩn đoán có khối u não.

Bệnh nhân là bà N.T.C, 54 tuổi, quê tại Cao Bằng, người dân tộc Tày. Đầu năm 2022 bà C xuất hiện những cơn co giật nửa người, kèm theo những đợt rối loạn trí nhớ, không nhớ việc đang định làm. Gia đình cho rằng bà C bị “ma bắt”, nên đã mời thầy cúng đến trừ tà ma nhưng không khỏi.

​Sau khi tình trạng này kéo dài, bà C đến khám bệnh viện K được bác sỹ chỉ định chụp phim và ghi điện não đồ, phát hiện có khối tổn thương vùng não thái dương trái là nguyên nhân gây co giật, giảm trí nhớ của chị. Bà C cùng gia đình được bác sỹ tư vấn, giải thích và hiểu ra để điều trị bệnh cần phẫu thuật chứ không phải mời thầy cúng.

Sau hội chẩn, bác sĩ nhận định đây là ca mổ phức tạp vì khối u dạng u máu nằm ở vị trí cạnh vùng nói và vùng trí nhớ của người bệnh. Việc lựa chọn chiến lược điều trị được tính toán kỹ nhằm đảm bảo lấy bỏ khối u và vùng gây động kinh, và đảm bảo giữ được các vùng chức năng phát âm, hiểu ngôn ngữ, và vùng trí nhớ.

​Ca phẫu thuật được tiến hành ngày 24/11, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện K đã tiến hành vi phẫu thuật lấy bỏ khối u, và ứng dụng ghi điện não đồ trong mổ để xác định vùng gây co giật (động kinh), nhằm cắt bỏ vùng gây động kinh cho người bệnh.

Sau 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công, bệnh nhân tỉnh, chức năng ngôn ngữ và trí nhớ được bảo vệ toàn bộ.

​TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết: “Ở người trưởng thành khi có biểu hiện co giật, cần chụp phim cộng hưởng từ sọ não để loại trừ các nguyên nhân ở não. Trường hợp của bà C được xác định co giật có nguyên nhân, và tổn thương còn khu trú rõ ràng, do vậy việc cắt bỏ toàn bộ khối u và vùng gây động kinh giúp người bệnh khỏi cơn động kinh. Kết quả sau mổ là khối u máu ở trong não, đây là khối u lành tính, nên người bệnh không cần điều trị bổ trợ thêm, chỉ cần duy trì thuốc chống động kinh khoảng 1-2 năm”.

​Cũng theo bác sĩ Liên, trường hợp của bệnh nhân C khá may mắn bởi khối u được xác định là lành tính, ca mổ diễn ra thành công. Nếu bà C không tới khám và điều trị sớm thì sức khỏe, chất lượng cuộc sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người, khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời. Việc mê tín, tin vào phương pháp bài trừ tà ma, uống thuốc lá sẽ khỏi bệnh tiêu biến khối u là hoàn toàn không có khoa học.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.