Tuổi xế chiều không chồng con

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Ngày càng có nhiều người ở Mỹ bước sang tuổi già trong hoàn cảnh không kết hôn hoặc không có con. Để chuẩn bị cho cuộc sống côi cút lúc xế chiều, nhiều người đã bắt tay vào thiết lập cho bản thân những sự bảo vệ cần thiết từ rất sớm.

Không “của để dành”

Bà Sarah Peveler không có được “của để dành” mà nhiều người già khác có, đó là những đứa con đã trưởng thành. Tuy nhiên, người phụ nữ 71 tuổi đã ly hôn và không có con này cho biết bà quyết tâm không để bản thân phải rơi vào tương lai không chắc chắn. 

Để tránh được những nguy cơ của tuổi già cô độc, bà Peveler từ lâu đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Phần chính trong kế hoạch của bà là tìm một cộng đồng nhỏ, nơi bà có thể tìm được những người bạn mới và có thể tự do đi lại khắp nơi mà không cần phải lo về thời tiết. 

Theo lời khuyên của một người bạn, năm 2012, bà nghỉ việc tại một tổ chức phi lợi nhuận ở Philadelphia để tới North Carolina sinh sống. Tại đây, bà thuê một căn nhà một tầng với 3 phòng ngủ, trong đó có một phòng được bà cải tạo để lấy chỗ cho người giúp việc ở khi bà cần đến. 

Người thân duy nhất còn lại của bà là một người anh trai sống ở tận Bờ Tây, bà Peveler đến nay đã gần như ổn định được cuộc sống một thân một mình. Hàng ngày, bà đi nhà thờ, tham gia hoạt động xã hội và tạo dựng được mối quan hệ thân thiết như gia đình với những người bạn và hàng xóm, trong đó có nhiều người trẻ hơn bà đến cả vài chục tuổi. Họ vẫn thường giúp đỡ bà khi cần. 

Để yên tâm hơn, bà cũng đăng ký dịch vụ EyeOn App – dịch vụ gửi tin báo cho 3 người bạn của bà sau nửa tiếng nếu bà không trả lời báo động trên điện thoại. “Có lần, tôi không trả lời cuộc gọi nên tất cả mọi người đều đã gọi tôi. Hàng xóm cạnh nhà còn bảo con gái sang kiểm tra”, bà vui vẻ kể. Bà Peveler, 71 tuổi, cho biết bà tự tin về mạng lưới những sự hỗ trợ mà bà đã thiết lập xung quanh để phòng tuổi già của mình. 

Bà Peveler là một trong số ngày càng nhiều những người già ở Mỹ không kết hôn hoặc không có con. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2013, đến năm 2030, 16% những phụ nữ trong độ tuổi từ 80 đến 84 ở Mỹ sẽ là những cụ bà không có con cái. Tỉ lệ này tăng đáng kể so với con số 12% của năm 2010. 

Bà Sarah Peveler.
Bà Sarah Peveler.

Trong khi bà Peveler dường như đã tìm được cách để kiểm soát những nguy cơ của việc sống một mình khi tuổi già thì nhiều người được gọi là những người già mồ côi khác lại không được như vậy. 

Theo một nghiên cứu do bác sỹ Maria Torroella Carney - Trưởng khoa lão khoa tại một cơ sở y tế ở Northwell, Long Island – những người già sống một mình và những người không có con có nguy cơ gặp phải các vấn đề về y tế, suy giảm nhận thức và tử vong sớm cao hơn so với những người có con cái. Báo cáo cũng cho biết, có khoảng 22% những người từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ không có con cái hoặc không thường xuyên liên lạc với con cái.

Nhiều vấn đề cần tính tới

Theo bác sỹ Carney, con cái đã trưởng thành thường là người sẽ giúp cha mẹ thương thảo giá cả nhà cửa, lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc xã hội… Nếu không có những sự hỗ trợ như vậy, để những “người già mồ côi” có thể giảm thiểu những nguy cơ đối với cuộc sống của họ bằng cách xây dựng mạng lưới những người hỗ trợ cho họ. 

“Những người già sống một mình cần phải có những kế hoạch để đảm bảo họ vẫn có thể sống thoải mái và độc lập. Họ cần phải tìm hiểu về các nguồn lực xã hội và nhận thức được thời điểm phù hợp để sử dụng các nguồn lực đó”, ông nói. 

Theo vị bác sỹ này, những lựa chọn mà những người già sống một mình, không có con cái có thể tính đến bao gồm việc tìm tới sống tại những cơ sở chăm sóc thân thiện với người già, tìm tới các sản phẩm cung cấp tận nơi hay các dịch vụ hướng tới nhóm đối tượng như họ. 

Cùng với đó, một trong những bước quan trọng mà những người già không có con cái cần phải thực hiện là thuê luật sư am hiểu để soạn thảo các tài liệu có thể bảo vệ họ nếu họ lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức.

Theo các chuyên gia, những người không có con cái thường nhờ bạn bè, luật sư hay các cháu để đưa ra các quyết định có liên quan đến y tế của họ. Ngoài ra, họ cũng cần có người giúp tư vấn, giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính.

Trong vấn đề nhà ở, bác sỹ Carney khuyến nghị những người già cô đơn nên xem xét tới sống tại các cơ sở có môi trường sống thân thiện với người già. Bởi, ở đó, ngoài việc được đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cơ bản, những người già còn có thể giảm bớt cảm giác cô độc – một vấn đề mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có thể dẫn tới sự suy giảm sức khỏe thể chất và nhận thức của người già. 

Theo bác sỹ Carney, nếu không thể làm như vậy, những người già sống một mình nên chuyển tới sống gần các trung tâm thương mại, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm giải trí hay các trung tâm dịch vụ hỗ trợ người già…

Trong khi đó, số các nhóm tình nguyện hỗ trợ cả về thể chất và kết nối xã hội cho người già sống một mình ở Mỹ cũng đang gia tăng. Theo thống kê, ở nước này đang có hơn 200 tổ chức Mạng lưới làng – làng nhằm hỗ trợ người già đi thăm khám bác sỹ, dọn tuyết, dọn nhà…

Các doanh nhân và doanh nghiệp cũng đang mở rộng kinh doanh sang thị trường phục vụ người già, đặc biệt là các dịch vụ giao hàng thực phẩm, hỗ trợ cá nhân. Ví dụ, hãng dịch vụ đi xe công nghệ Lyft đang hợp tác với các cơ quan y tế và các cộng đồng để hỗ trợ đưa người già đi thăm khám bác sỹ và tới những nơi mà họ muốn. 

Hay vì khả năng quản lý tài chính của người già thường giảm đi tỉ lệ nghịch với số tuổi của họ nên những người già không có con cái có thể đăng ký dịch vụ EverSafe – dịch vụ giám sát biến động tài khoản nhằm phát hiện những chi tiêu bất thường và cảnh báo khách hàng hay người quản lý về khả năng xảy ra lừa đảo. Các công nghệ trong nhà, như công nghệ nhắc uống thuốc, cũng có thể giúp người già sống một mình có thể sống an toàn trong thời gian lâu hơn.

Đặc biệt, theo các chuyên gia về già hóa dân số, với những người có tuổi sống một mình, việc mở rộng các mạng lưới kết nối xã hội là cần thiết. Hai năm trước, bà Carol Marak – khi đó ở tuổi gần 70 và sống một mình ở Dallas - đã lập một nhóm trên facebook có tên Những người già mồ côi. “Tôi muốn tạo một nơi để kết nối những người có cùng hoàn cảnh, từ đó giúp mọi người vơi bớt cảm giác cô đơn”, bà lý giải. 

Số thành viên của nhóm ngày càng tăng. Đến nay, nhóm này đã có đến 6.500 thành viên là những người sống một mình, không có con cái, trong đó hầu hết là nữ giới. Ở họ có điểm chung là đều lo ngại về khả năng bị lâm vào cảnh cô độc và mất liên kết với thế giới bên ngoài.

Bà Marak cho biết bà tương đối ngạc nhiên về số người lo ngại về tình trạng bị cô lập, tách biệt với cộng đồng. Ngoài sự kết nối trên mạng xã hội, bà cũng đang tích cực tạo sự kết nối xã hội ngoài đời thật.

Bà đã chuyển từ một ngôi nhà ở ngoại ô tới một ngôi nhà chung cư ở trung tâm thành phố để có điều kiện gặp gỡ, kết bạn mới. Bà cũng tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các thành viên trong nhóm facebook để tăng cường sự tương tác giữa mọi người với nhau. 

Với quyết tâm sống khỏe mạnh lâu nhất có thể, hiện nay, mỗi ngày bà Marak đều đi bộ hơn 10km và ăn chủ yếu là rau xanh. “Tôi cần phải duy trì sự khỏe mạnh và thậm chí phải ngày càng khỏe mạnh hơn vì tôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với cuộc sống của bản thân”, bà nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.