Tuổi trẻ noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tài sản tinh thần quý giá của cả dân tộc. (Nguồn: Tư liệu)
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tài sản tinh thần quý giá của cả dân tộc. (Nguồn: Tư liệu)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người chính là tài sản tinh thần quý giá của cả dân tộc. Do vậy, từ xưa đến nay, việc “Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai mạnh mẽ cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, các em học không phải là làm việc gì quá to lớn, mà từ chính những việc nhỏ nhưng được thực hiện bằng tấm lòng chân thành, nhiệt huyết của các em. Đó có thể là những việc làm đơn giản khi xã hội đang đối mặt với những khó khăn, thách thức do dịch bệnh, bão lũ.

Vào năm 2021, “cuộc chiến” chống dịch COVID-19 cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Có nhiều người dân đã ủng hộ vật chất, tiền của cho công cuộc chống dịch, trong đó, có những em nhỏ đã dành tiền tiết kiệm để ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19.

Em Anh Khôi (Đống Đa, Hà Nội) khi đó mới học lớp 1, đã sẵn sàng “đập lợn” đóng góp toàn bộ số tiền tiết kiệm được cho Ủy ban MTTQ Việt Nam để ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19. Tổng số tiền em góp là 4 triệu 700 nghìn đồng, đây là tiền mừng tuổi, tiền ăn sáng, tiền ăn quà mà em dành dụm để trong “chú lợn đất”. Khi được hỏi, Minh Khôi chia sẻ chứng kiến các cô, chú bác sĩ đã vô cùng vất vả, phải xa nhà, xa gia đình, chấp nhận khó khăn, nguy hiểm để chống dịch bệnh, em mong muốn được hỗ trợ các bác sĩ tham gia chống dịch.

Tại TP HCM, em Thảo My (khi đó mới 9 tuổi), tự làm hàng chục phần bánh flan mỗi ngày để bán qua mạng và gửi tặng các y, bác sĩ. Trung bình, mỗi ngày em sẽ làm khoảng 120 hộp.

Đến năm 2024, khi cơn bão số 3 Yagi qua đi để lại nỗi đau, tổn thất nặng nề cho nhiều cơ sở, trường học, các em học sinh đã thực hiện đúng lời Bác Hồ đã từng căn dặn thế hệ trẻ “tương thân, tương ái”. Dù không có nhiều để đóng góp, nhưng không ít em đã trích một phần tiền ăn sáng, tiền tiết kiệm để ủng hộ những học sinh vùng bão lũ khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Lấy ví dụ như Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (Hà Nội) cũng đã tổ chức cho cán bộ, học sinh, phụ huynh quyên góp ủng hộ để kịp thời gửi đến đồng bào miền Bắc, mong đồng bào sớm vượt qua đau thương, mất mát. Toàn trường đã quyên góp được khoảng 319.524.000 đồng. Số tiền quyên góp được, trường gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Cầu Giấy, Hội Chữ thập đỏ,...

Đơn cử như câu chuyện của em học sinh Võ Xuân Nghi (SN 2015) - học sinh Trường Tiểu học Lê Lai (Hải Châu, Đà Nẵng). Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ của nhà trường, Xuân Nghi đã trích toàn bộ số tiền mình dành dụm được trong 3 tháng hè để gửi đến người dân miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của bão lũ. Số tiền này bao gồm tiền em bán rác tái chế và tiền thưởng em đạt được khi giành chiến thắng 2 giải bơi lội thành phố, mỗi giải 100 nghìn đồng. Tổng cộng số tiền là 360 nghìn đồng.

Không chỉ sống “chân - thiện - mỹ” theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đất nước đối diện với dịch bệnh, thiên tai, bão lũ. Các em học sinh ở các cấp phổ thông luôn nỗ lực, rèn luyện mỗi ngày. Như trả lại của rơi cho người mất. Mới gần đây nhất, tại huyện đảo Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), hai nam sinh lớp 10 đã nhặt được một chiếc ví chứa tổng tài sản lên đến 26 triệu đồng. Hai em học sinh đã nhanh chóng đến trình báo công an tìm lại người mất đồ. Công an xã đã trao giấy khen biểu dương “Người tốt, việc tốt” của Chủ tịch UBND xã cho hai em.

Để noi theo gương hiếu học của Bác Hồ, rất nhiều em học sinh ở Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong các bộ môn văn hóa. Đặc biệt, các em còn giành được những giải thưởng quốc tế, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của con người, trí tuệ Việt Nam cho bạn bè năm châu. Trong tháng 5 năm nay cả 4 học sinh tham dự đều xuất sắc giành huy chương, gồm 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc tại Kỳ thi Hóa học Quốc tế Mendeleev. Trong đó, hai học sinh giành Huy chương Vàng là: Trần Trung Kiên, lớp 12, Trường Trung học Phổ thông chuyên Amsterdam (Hà Nội); Nguyễn Ngô Đức, lớp 12, Trường Trung học Phổ thông chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An).

“Việc gì khó có thanh niên”

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, việc học tập và làm theo lời Bác được tuổi trẻ tại các tỉnh, địa phương thực hiện hiệu quả phát huy vai trò năng nổ, sáng tạo của thanh niên. Trong năm 2025, hàng nghìn thanh niên đến từ nhiều tỉnh, địa phương của Việt Nam sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự. Tại TP HCM, tổng số lệnh gọi công dân nhập ngũ nghĩa vụ quân sự đã trao tại TP HCM là 4.197, trong đó lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194. Công dân nhập ngũ nghĩa vụ công an nhân dân là 987 thanh niên. Ở tỉnh Bắc Giang, có hơn 3 nghìn thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, tỉnh Bình Phước khoảng 1.600 người lên đường nhập ngũ trong năm 2025. Đây đều là những thanh niên trong độ tuổi 19, 20, với lòng quyết tâm, ý chí mong muốn được rèn luyện bản lĩnh, sẵn sàng cống hiến cho đất nước, dân tộc.

Thanh niên Việt Nam đã và đang có những đóng góp rất tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Đoàn Thanh niên)

Thanh niên Việt Nam đã và đang có những đóng góp rất tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Đoàn Thanh niên)

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “việc gì có lợi cho dân thì làm”, trong đợt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, hàng nghìn chiến sĩ, dân quân trong độ tuổi thanh niên đã tham gia diễu binh. Họ đem lại hình ảnh trẻ trung, năng động, tràn đầy nhiệt huyết của người lính với Tổ quốc. Các chàng trai, cô gái trong bộ quân phục nghiêm trang đứng giữa thời tiết nóng nực, mưa dầm vẫn kiên định, vững chãi, mạnh mẽ ghi dấu ấn trước người dân một niềm tin tưởng, yêu mến dành cho những chiến sĩ công an, cảnh sát, dân quân.

Đó còn là những thầy, cô giáo trẻ bám bản, bám làng ở vùng cao, biên giới hải đảo. Có người trong họ vừa mới tốt nghiệp, ra trường, có thầy, cô giáo đã xin về dạy vùng cao được khoảng chục năm. Đối diện với con đường dốc đổ đứng, lớp học sơ sài, học sinh thiếu thốn cơ sở vật chất, nhưng họ vẫn nỗ lực mỗi ngày “gieo con chữ” đến các em nhỏ.

Còn nhớ, bức ảnh cô giáo Nguyễn Thị Trang (Trường Tiểu học Ba Lế, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) ngã xe lấm lem bùn đất trên hành trình “gieo chữ” khiến mọi người vừa cảm phục lẫn xúc động. Trên mạng xã hội, mọi người trân quý sự nỗ lực của giáo viên vùng cao. Được biết, điểm trường nơi cô giảng dạy là một trong vùng xa nhất ở huyện miền núi Ba Tơ, đường đi lầy lội, nhiều bùn đất, rất khó khăn khi di chuyển. Cô đã gắn bó 12 năm với học sinh và trở thành một cô giáo trẻ được các em yêu mến, kính trọng. Cô Trang là một trong số hàng nghìn giáo viên trẻ khác ngày ngày bám bản, “gieo chữ”, thắp sáng tương lai cho học sinh vùng cao.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên, các y, bác sĩ trẻ cũng đang làm tròn trách nhiệm “lương y như từ mẫu”, họ luôn đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên đầu. Vào năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 đang bùng nổ mạnh mẽ, hàng nghìn bác sĩ từ khắp nơi tại Việt Nam xung phong vào “tâm điểm” dịch bệnh để cứu chữa. Mới gần đây nhất, câu chuyện bác sĩ trẻ Phạm Tiến Mạnh chuyên ngành thẩm mỹ tại Hà Nội. Trên đường về nhà, bác sĩ thấy phía trước có một đám đông tụ lại, đoán là vừa xảy ra tai nạn. Anh không ngần ngại xuống xe xem tình hình thì thấy một cô gái đang nằm bất động, mắt trợn ngược, cơ thể co giật, biểu hiện rất nguy cấp. Lúc đó, bác sĩ Mạnh lập tức lao vào hỗ trợ sơ cứu vì biết rằng, từng giây lúc ấy là sự sống, không thể chậm trễ.

Điểm đặc biệt, phía sau xe ô tô của bác sĩ Mạnh có một dòng chữ: “Tôi là bác sĩ. Nếu bạn cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại”. Hình ảnh chiếc xe dán dòng chữ đặc biệt của bác sĩ Mạnh từng được chia sẻ rộng rãi trên các hội nhóm mê xe. Đây được nhận xét là “khẩu hiệu ngắn gọn nhưng chứa đầy tình người”.

Ngoài các chiến sĩ công an, quân đội, y, bác sĩ, giáo viên,... vẫn còn đó đội thanh niên xung kích, họ luôn âm thầm, lặng lẽ xuất hiện mỗi khi người dân cần đến. Từ những hoạt động đơn giản như tổ chức vui chơi cho các em thiếu nhi ở trong quận, huyện. Cho đến phát quà người già neo đơn, cựu chiến binh, người cao tuổi. Hay đến công việc hệ trọng hơn như phòng, chống thiên tai, bão lũ, khắc phục hậu quả. Còn nhớ sau khi cơn bão Yagi đi qua vào tháng 9 năm 2024, hàng loạt các đội thanh niên xung phong đến từ nhiều tỉnh, thành phố đã tham gia hỗ trợ người dân, chính quyền ở những vùng tổn hại nặng nề.

Đọc thêm

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
(PLVN) - Sáng 18/6, tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội...

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.