Tuổi trẻ, nghề báo và pháp luật

Nhóm phóng viên Ban Văn hóa - Xã hội và Văn phòng đại diện Nam Định đạt giải A Cuộc thi Báo chí viết về đề tài du lịch ninh Bình năm 2023.
Nhóm phóng viên Ban Văn hóa - Xã hội và Văn phòng đại diện Nam Định đạt giải A Cuộc thi Báo chí viết về đề tài du lịch ninh Bình năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuổi trẻ là giai đoạn đầy nhiệt huyết, thời điểm để khám phá và xây dựng những giấc mơ. Đối với những người trẻ làm báo Pháp luật Việt Nam, công việc này không chỉ là một nghề - nghiệp để thể hiện tài năng và đam mê, mà còn là một sứ mệnh, trách nhiệm, gắn liền với truyền tải thông tin chính xác, góp phần xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, một xã hội công bằng, văn minh.

Từ những bước đầu chập chững...

Nói về cơ duyên đến với Báo Pháp luật Việt Nam, Lê Thị Ngọc Hương (26 tuổi) cho hay đó là lựa chọn “giữa lúc bối rối nên tiếp tục theo nghiệp văn sau bốn năm học hay rẽ theo hướng khác”. “Từ nhỏ, tôi đã nghĩ cuộc sống của mình sẽ gắn với con chữ. Tôi viết tất cả mọi thứ mình nhìn thấy. Tất cả đều có thể tạo thành những câu chuyện”, Hương chia sẻ.

Đối với cô phóng viên trẻ, năm 2022 là mốc thời gian đáng nhớ khi bài viết đầu tiên được đăng báo về đề tài trầm cảm tuổi trẻ. “Đó là lúc tôi nhận ra, mình vẫn có thể gửi gắm vào những con chữ, quan sát cuộc sống bằng những lăng kính, góc nhìn đa chiều”, Hương nhớ lại.

“Tôi học về văn, nhưng lúc nào cũng háo hức tìm hiểu cuộc sống. Nghề báo đã cho tôi nhiều hơn thế, tôi không chỉ được thấy những câu chuyện về con người, về cuộc đời, xã hội, mà ẩn sâu bên trong là các vấn đề. Cuộc đời bình lặng trước mắt tôi lúc hai mươi dần trở thành một “củ hành”, càng bóc tách, càng muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn”, cô phóng viên trẻ chia sẻ.

Phóng viên Ngọc Hương đi thực tế tại làng cổ Đường Lâm.

Phóng viên Ngọc Hương đi thực tế tại làng cổ Đường Lâm.

Còn đối với Nguyễn Linh Chi (26 tuổi), “nghề chọn người” có lẽ là câu nói phù hợp nhất nói về cơ duyên làm việc tại Báo Pháp luật Việt Nam. “Dù xuất thân từ trường báo nhưng chuyên ngành của tôi là chính trị học, tưởng như chẳng liên quan gì tới cái nghề sống bằng nghiệp viết và “chơi” với con chữ. Thế nhưng, ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học tôi đã có dịp thử sức viết bài, viết tin cho một số trang tin điện tử. Từ đó, tôi dần phát hiện ra niềm đam mê với nghề báo lúc nào không hay. Năm 2020, sau khi tốt nghiệp, với nhiệt huyết và niềm đam mê với viết lách, tôi may mắn được cộng tác với Báo Pháp luật Việt Nam. Tôi vẫn nhớ bài báo đầu tiên được đăng tải trên báo có tít “Bún mắng, cháo chửi” tồn tại nhờ... khách hàng tốt nhịn”. Đối với tôi, đó không chỉ là một bài báo mà còn là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường đáng nhớ”, Chi cho hay.

“Nạp năng lượng” từ những thách thức

Hương và Chi cũng như nhiều phóng viên trẻ khác đã trải qua quá trình học tập và rèn luyện vất vả để có thể bước chân và tồn tại cùng nghề báo đầy thách thức nhưng cũng vô vàn điều mới mẻ. Họ bước từng bước, từ việc làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, áp lực của nghề đến việc luôn phải cập nhật, bồi dưỡng kiến thức sâu rộng về luật pháp, xã hội cùng khả năng phân tích, đánh giá và viết bài một cách chính xác, khách quan. Càng làm nghề, các bạn phóng viên trẻ càng thấu hiểu rằng, mỗi bài viết đều phải được kiểm chứng kỹ lưỡng, bảo đảm tính chính xác và trung thực. Đôi khi, họ phải làm việc suốt đêm để kịp thời đưa tin, mang đến cho độc giả những thông tin mới nhất, chính xác nhất. Dần dần, những khó khăn không còn là thách thức mà trở thành niềm vui khi làm báo.

Phóng viên Linh Chi tác nghiệp tại SEA Games 31.

Phóng viên Linh Chi tác nghiệp tại SEA Games 31.

Hương chia sẻ: “Một trong những việc khiến tôi hứng khởi nhất khi làm báo là được gặp những người mới, nghe họ kể những câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề nghiệp, trăn trở, suy tư trong cuộc sống này. Tôi nhớ những mùa thi THPT quốc gia, thi vào lớp 10, dù năm nào cũng tác nghiệp, nhưng mỗi thời điểm lại đem đến những cảm xúc khác nhau. Từ nụ cười rạng ngời của học sinh khi làm được bài đến cái ôm nghẹn ngào, những cái nắm tay, ánh mắt chứa chan tình đồng đội, hay hình ảnh người chị gái ôm bó hoa tìm em trai trong dòng học sinh tấp nập đi ra...

Hương cũng nhớ những lần “một mình trên chiếc xe máy đến rất nhiều làng truyền thống ở Hà Nội để phỏng vấn”, mà “lần nào cũng may mắn được “dân bản địa” giúp đỡ tìm đến những thợ lành nghề uy tín” rồi cùng nhau chia sẻ, trò chuyện như những “cố nhân lâu ngày không gặp”.

Còn đối với Chi, “hạnh phúc của nghề chính là được trở thành một thành viên trong ngôi nhà Pháp luật Việt Nam”. Đó là nơi cô phóng viên trẻ có thể thỏa sức hết mình với đam mê, “mỗi ngày được ấp ủ đề tài, đau đáu với nó rồi hạnh phúc khi thấy “đứa con tinh thần” của mình hiện trên trang báo, được độc giả đón đọc, quan tâm”.

Tình đồng đội gắn kết và kỳ vọng tương lai

Chặng đường làm nghề tại Báo Pháp luật Việt Nam cũng mang lại cho những bạn trẻ thấu hiểu tình đồng đội quý báu. Phóng viên Đỗ Trang (29 tuổi) chia sẻ: “Kể từ khi cộng tác với báo năm 2017, tôi thấy được nỗ lực của cả một êkip báo chí đằng sau những tác phẩm chất lượng. Đó là sự gắn kết vô hình nhưng lại rất bền chặt. Phía sau những giải thưởng báo chí trong năm vừa qua, như Giải A Cuộc thi Báo chí viết về đề tài du lịch Ninh Bình năm 2023, Giải Khuyến khích Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ năm 2023,… đều có dấu ấn đóng góp của những bạn phóng viên rất trẻ như Hương, Chi, những phóng viên kỳ cựu trong báo, các anh chị biên tập viên, thiết kế, dàn trang,… đã phối hợp nhịp nhàng để cho ra đời những ấn phẩm tốt nhất. Trong cảm nhận của riêng tôi, vẻ đẹp và hào quang của nghề báo chính là những cống hiến âm thầm như vậy”.

“Tôi cảm thấy may mắn khi ở những bước chân đầu tiên chập chững vào nghề tôi đã được đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam”, Chi cho biết, “Tại đây, tôi còn được học hỏi kinh nghiệm từ ban lãnh đạo, các anh, các chị, những người tôi vô cùng kính trọng. Dưới sự chỉ dạy của người đi trước tôi hiểu những điều cốt lõi của một người làm báo và lấy đó làm mục tiêu theo đuổi. Tôi cũng vinh dự được sát cánh cùng anh chị nhận giải thưởng cho các tác phẩm hay”.

Nhóm phóng viên Ban văn hóa - Xã hội và văn phòng đại diện Quảng Ninh nhận giải Khuyến khích giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2023.
Nhóm phóng viên Ban văn hóa - Xã hội và văn phòng đại diện Quảng Ninh nhận giải Khuyến khích giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2023.

Tuổi trẻ với nhiệt huyết, sáng tạo và khát khao học hỏi, sẽ tiếp nối các thế hệ đi trước, mang đến sức sống mới, sự đổi mới cho nghề báo, góp phần làm phong phú thêm nội dung và phương thức truyền tải thông tin. Trong bối cảnh xã hội không ngừng biến đổi, những phóng viên trẻ tại Báo Pháp luật Việt Nam cũng luôn mang trong mình những kỳ vọng, ước mơ. Họ không chỉ mong muốn trở thành những nhà báo giỏi, góp phần nâng cao chất lượng báo chí, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền báo chí nước nhà, mà còn mong muốn góp sức xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

“Tiếp nối những giá trị mà những thế hệ nhà báo đi trước dày công tạo dựng, các thế hệ trẻ cầm bút như chúng tôi hôm nay ngày càng phải nâng cao quyết tâm xây dựng một môi trường văn hóa báo chí để phát triển vững mạnh. Chúng tôi hy vọng mình có thể góp phần công sức nhỏ nhoi để đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng cũng như nuôi, giữ niềm tin của bạn đọc hiện tại và tương lai” - đó là ước mơ chung trên hành trình làm báo đầy mới mẻ và thử thách của họ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa
(PLVN) -  Thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cấp tỉnh năm 2025, với chủ đề: Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu" chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc hứa hẹn mang đến cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Mong thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn giá trị của hòa bình

Một cảnh trong phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
(PLVN) -  Là người đứng sau loạt kỹ xảo ấn tượng trong nhiều bộ phim lịch sử, chiến tranh, Kiến trúc sư (KTS) Đinh Việt Phương tiếp tục ghi dấu ấn khi tham gia vào hai bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” và “Mưa đỏ”. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh Việt Phương để nghe anh chia sẻ về hành trình tái hiện những ký ức chiến tranh bằng ngôn ngữ kỹ xảo hiện đại, đầy tâm huyết.

Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia kêu khó khăn, Cục Thể dục Thể thao chỉ đạo khẩn

Sân vận động Mỹ Đình.
(PLVN) - Trước sự xuống cấp của sân Mỹ Đình cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia không mấy khả quan, Cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH,TT&DL Nguyễn Danh Hoàng Việt đã có buổi làm việc với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia để nắm bắt tình hình hiện tại, cũng như chỉ đạo về các nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới.

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ
(PLVN) - Khi các nghệ sĩ trẻ tỏ lòng biết ơn các anh hùng dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước qua những MV, clip, đó không chỉ là một hành động nghệ thuật, mà còn là một cách truyền tải tinh thần dân tộc sâu sắc đến thế hệ trẻ.

Bộ đội Việt Nam cứu hành khách ngã cầu thang trên tàu quốc tế

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai hỗ trợ đưa hành khách đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
(PLVN) - Một du khách bất ngờ bị tai nạn do ngã cầu thang gãy chân trên tàu du lịch quốc tế Mein Schiff 6 trong hành trình du lịch từ Hồng Kông đến Việt Nam. Ngay khi nhập cảnh tại Quảng Ninh, Việt Nam du khách đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hà Nội FC quyết tâm có 3 điểm

Nam Định hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng V.League 24/25 (Ảnh VPF)
(PLVN) -Cả 3 trận tiếp theo vòng 20 đều diễn ra vào hôm nay, 27/4. Hà Nội FC cần chiến thắng để tiếp tục cuộc đua vô địch với đội Nam Định.

Hành trình tìm lại chính mình giữa thế giới ồn ào

Hành trình tìm lại chính mình giữa thế giới ồn ào
(PLVN) - Trong nhịp sống hối hả, người ta thường dễ hiểu lầm thiền là một thứ gì đó huyền bí, tâm linh. Tuy nhiên, cuốn sách “Đường vào Thiền” của Osho đã mở ra một cách tiếp cận khác - một con đường đi vào thiền không phải để chạy trốn cuộc sống, mà là hành trình khám phá bản thể, để hiểu và sống trọn vẹn hơn.

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể
(PLVN) - Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.

'Madame Bình' - niềm tự hào của bản lĩnh đàm phán Việt Nam

'Madame Bình' - niềm tự hào của bản lĩnh đàm phán Việt Nam
(PLVN) - Những ngày này, cuốn hồi ký "Gia đình, bạn bè và đất nước" của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tái bản nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Nhiều người đọc đã thấy được người cháu ngoại của nhà yêu nước Phan Chu Trinh trong cuộc hành trình vì hòa bình cho dân tộc. Hoạt động cách mạng của bà Nguyễn Thị Bình quá nổi tiếng, nhiều người đã biết, tôi chỉ xin ghi lại những câu chuyện tâm tình rất riêng của bà qua cuốn hồi ký đặc biệt này.

Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Luật sư Ngô Bá Thành, bà Nguyễn Thị Bình, bà Nguyễn Thị Định, ni sư Huỳnh Liên tại Kỳ họp Quốc hội khóa VI năm 1976.
(PLVN) - Ở Việt Nam, áo dài không chỉ là nét đẹp văn hóa in sâu trong tâm thức người Việt và được lan tỏa rộng rãi, sâu sắc, ấn tượng với bạn bè quốc tế, mà còn là trang phục lưu giữ những câu chuyện lịch sử, tình yêu và mang ý nghĩa khát vọng sâu sắc về tinh thần của dân tộc. Như một huyền thoại, áo dài đã đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trên khắp các nẻo đường đấu tranh, làm nên những kỳ tích trong cuộc kháng chiến trường kỳ, góp phần vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Thư gửi người xưa, nhắn người nay và lời hồi đáp giữa hai thế hệ

Những lá thư thời chiến được nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm. (Ảnh: Nhà văn Đặng Vương Hưng)
(PLVN) - Trong thời chiến, những bức thư là nhịp cầu kết nối giữa tiền tuyến và hậu phương, là nơi người chiến sĩ gửi gắm, bày tỏ tâm tư, tình cảm. Đến khi hòa bình, những lá thư ấy lại trở thành sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa người lính nằm lại nơi chiến trường và người được sống trong thời bình. Thông qua những dòng thư, thế hệ hôm nay không chỉ thấu hiểu những hy sinh, mất mát của cha ông mà còn nuôi dưỡng lòng biết ơn, niềm tự hào và nguyện sống thật xứng đáng, như một lời hồi đáp gửi lại thế hệ đi trước.