Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuổi thanh xuân nơi chiến hào Điện Biên Phủ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta. Để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, luôn có sự ủng hộ, đóng góp của toàn dân. Trong đó không thể không nói đến những đóng góp của lực lượng thanh niên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi chiến trường khốc liệt.
Nữ chiến sĩ quân y tận tình bón từng thìa cháo cho thương binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh trong bài: BTPNVN)

Nữ chiến sĩ quân y tận tình bón từng thìa cháo cho thương binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh trong bài: BTPNVN)

Nữ chiến sĩ quân y tại chiến trường

Có thể nói, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ có vai trò không nhỏ của những chiến sĩ quân y, đặc biệt là các nữ quân y. Họ đã làm việc liên tục, vất vả trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men.

Một ngày đầu tháng 4/2024, trong không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã đón tiếp một vị khách đặc biệt - bà Đỗ Thị Vấn, nữ quân y thuộc Đội điều trị 3 (tiền thân của Viện Quân y 103 ngày nay). Bà Đỗ Thị Vấn từng tham gia công tác hậu cần, chăm sóc thương - bệnh binh cho chiến sĩ ngoài chiến trường. Bà đưa những người con, người cháu trong gia đình đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - nơi lưu giữ những hiện vật, câu chuyện về những nữ chiến sĩ từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ để cùng sống lại những phút giây lịch sử hào hùng, giáo dục cho thế hệ con cháu về lịch sử của dân tộc và nhớ về một thời chiến trường năm xưa.

Theo lời bà, cuối tháng 3/1954, gần 100km đường hào trục đã được bộ đội Việt Nam hoàn thành trong 10 ngày, bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến sát căn cứ của địch. Có mặt ở giao thông hào những ngày lịch sử đó, nữ quân y Đỗ Thị Vấn mới 24 tuổi, làm nhiệm vụ hậu cần, chăm sóc các thương, bệnh binh ở Đội điều trị 3, trực tiếp phục vụ các trận đánh ở đồi Độc Lập, Bản Kéo, Nà Tấn, Mường Phăng.

Ngắm nhìn chiếc đèn dầu hiện vật liên quan đến Chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Bảo tàng, bà Đỗ Thị Vấn nhớ lại những đêm chăm sóc thương binh: “Đội điều trị 3 chia làm 3 khu, khu trọng thương, nơi tôi làm việc, khu trung thương và khu kinh thương. Khi anh em về thì mang sữa, cháo cho anh em”.

Cũng như bà Đỗ Thị Vấn, những ký ức về một thời hoa lửa của những nữ chiến sĩ quân y nơi chiến trường Điện Biên Phủ như bà Ngô Thị Ngọc Toản - y tá Đội điều trị 2; bà Nguyễn Thị Được - y tá Đội điều trị 4; bà Phạm Thị Tín - y tá Đội điều trị 3 đều đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

“Tôi làm nhiệm vụ chọn lọc thương binh để đưa về điều trị ở tuyến sau, mỗi ngày có khoảng 100 thương binh. Đường bị bom đánh phá, ùn tắc xe không đi được, thương binh đưa về trạm ngày càng nhiều. Nhiều thương binh nặng trong quá trình vận chuyển vết thương bị hoại tử. Dụng cụ y tế, bông băng, thuốc men thiếu thốn, chúng tôi phải tìm cách khắc phục để cứu chữa một cách nhanh nhất” - bà Ngô Thị Ngọc Toản - y tá Đội điều trị 2 kể.

Bà Đỗ Thị Vấn, nữ quân y thuộc Đội điều trị 3 đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Vấn, nữ quân y thuộc Đội điều trị 3 đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thị Được - y tá Đội điều trị 4, “đội phẫu thuật có mình tôi là nữ, đi lại bằng giao thông hào, bùn non ngập đến mắt cá chân. Trung bình phục vụ một ngày 70 ca mổ, không kể ngày đêm, mệt thì gục đầu bên thương binh mà ngủ. Sinh hoạt, ăn uống không theo bữa, khi nào anh nuôi mang cơm đến thì ăn. Thời gian còn lại thì ở trong phòng phẫu thuật”.

“Đội tôi ở tuyến đầu đón toàn thương binh nặng. Mọi sinh hoạt đều ở dưới hầm, nhiều lúc không biết giờ giấc, có khi quên cả ăn. Thương binh mất máu nhiều nên bị choáng, trời mưa lạnh, tôi phải lấy bi đông nước nóng để các anh ủ ấm. Có anh bị thương vào phổi không tự ngồi ăn được, tôi phải cho anh dựa lưng vào và bón từng thìa cháo. Dụng cụ y tế thiếu thốn, tôi phải lấy thanh tre, nứa, nhúng vào nước sôi để thay băng cho các anh”, là hồi ức của bà Phạm Thị Tín - y tá Đội điều trị 3.

Tiếng hát góp phần làm nên chiến thắng

Với truyền thống yêu nước nồng nàn, “giặc đến nhà - đàn bà cũng đánh”, bất chấp gian khổ, hiểm nguy, hàng chục nghìn phụ nữ Việt Nam đã hăng hái ra tiền tuyến. Theo thống kê, trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, chiếm một nửa số ngày công phục vụ. Tuy không trực tiếp cầm súng, nhưng sự có mặt của những người phụ nữ trong nhiều vị trí khác nhau như quân y, văn công... đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Bà Trần Thị Ngà - văn công Tổng cục Chính trị phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ kể: “Tôi vừa hát, vừa múa, vừa kiêm cả đóng kịch. Nói là biểu diễn phục vụ thương binh, nhưng thực ra là ở bên cạnh để hát cho anh em nghe, giúp họ quên đi nỗi đau đớn về thể xác. Các anh thương binh còn rất trẻ nhưng dũng cảm lắm. Vì thế tôi sẵn sàng hát không biết mệt mỏi bất kể ngày đêm”.

Nữ dân công dân tộc Thái, Sơn La sinh hoạt văn hóa tại mặt trận.

Nữ dân công dân tộc Thái, Sơn La sinh hoạt văn hóa tại mặt trận.

Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - văn công Đại đoàn 312 thì văn công khi biểu diễn cũng chỉ mặc đồ bình thường, quần xắn đến đầu gối vì biểu diễn dưới chiến hào. Hôm nào mưa, nước ngập, bùn lầy lội thì phải xắn đến tận bẹn. Đêm gột bùn đi mà ngủ chứ không có nước rửa, cứ chịu bẩn như thế mấy tháng trời. Nhạc cụ cũng chẳng có gì, chủ yếu là hát chay. Những ngày ở Điện Biên mưa nhiều lắm nhưng chỉ có cây đàn được che mưa, còn tất cả diễn viên đều phải dầm mưa dãi nắng.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi chiến trường khốc liệt, những nữ văn công đã thực sự trở thành chiến sĩ. Theo hồi ức của bà Ngô Thị Ngọc Diệp - văn công Đại đoàn 308: “Chúng tôi được trang bị như một chiến sĩ xung kích, từ súng, đạn, lựu đạn, cuốc xẻng, bao gạo đến túi bông băng và nhiều thứ khác. Chiến sự diễn ra ác liệt, văn công được chia thành từng tổ theo phục vụ các đại đội, trung đội ngay tại chiến hào. Bộ đội giữ chốt, đào hào, đánh địch trở về, chúng tôi lại hát cho các anh nghe. Thời gian này đoàn có hai điệu múa “Xòe hoa” và “Khoe giày” được biểu diễn nhiều nhất”...

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Đọc thêm

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà tết tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn tặng quà cho bà Nguyễn Thị Xuyến ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn
 - Sáng 14-1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa
(PLVN) -Bãi Đá Ông Địa, tọa lạc tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.