Tùng Dương ra MV Quốc ca

Tùng Dương ra MV Quốc ca
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ thời còn là học sinh tiểu học vì hát hay nhất trường nên Tùng Dương hay được giao nhiệm vụ lên bắt nhịp cho toàn trường hát Quốc Ca mỗi giờ chào cờ. Đó là những ký ức thân thương nhất mà Tùng Dương luôn cảm thấy hãnh diện và tự hào...

Tùng Dương tâm sự từ rất lâu anh vẫn ấp ủ mong muốn thể hiện bản Quốc ca với giọng hát solo của chính mình, phản ánh đúng tinh thần mình muốn thể hiện và lan tỏa thông điệp của tác phẩm kinh điển nằm lòng mỗi thế hệ người dân Việt Nam. MV Quốc ca mới ra mắt chuyển tải đúng tinh thần ấy.

"Quốc ca khi nào vang lên cũng đều rất trang trọng và thiêng liêng như tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta để gắn kết, niềm tin chiến thắng cùng vượt qua mọi giông bão cuộc đời và thêm yêu đất nước", Tùng Dương chia sẻ.

Nam ca sĩ cho biết đã tìm hiểu lịch sử của tác phẩm Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao được sáng tác năm 1944.

Ngày 19/8/1945, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), trước hàng nghìn quần chúng cách mạng, nhạc sĩ Văn Cao chỉ huy đội đồng ca thiếu nhi tiền phong hát vang bài “Tiến quân ca” trong niềm tự hào khôn tả. Bắt đầu từ đó, âm hưởng hào hùng của “Tiến quân ca” được dịp lan tỏa. Trải qua những thăng trầm của lịch sử đất nước, Tiến quân ca đã trở thành ca khúc bất hủ và thiêng liêng trong mỗi trái tim con người Việt Nam.

Có một thực tế là từ trước đến nay những bản thu âm tác phẩm này thực hiện hầu hết là những phiên bản đồng ca hoặc tốp ca với sự quen thuộc thanh âm của dàn kèn và trống mà chưa có bản thu âm chính thức của một giọng hát solo nào. Điều này càng thôi thúc Tùng Dương thực hiện MV.

"Tôi ngẫm từng lời ca như chứa đựng sự khao khát mãnh liệt của mỗi con tim yêu nước khi cùng hoà nhịp đập, cùng chia sẻ với nhau để tạo nên sức mạnh đại đoàn kết với niềm tự hào dân tộc, cùng hiên ngang kiên cường vượt qua mọi giông bão của cuộc đời...

Nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hoành hành, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thứ thách. Nhiều người lo lắng, thậm chí có chút hoang mang mất niềm tin về cuộc sống thì việc hướng họ suy nghĩ tích cực nhất để cân bằng và tự tin vượt qua khó khăn là điều tôi muốn làm", Tùng Dương nói thêm.

Theo Tùng Dương, có nhiều cách để làm mới một tác phẩm bất hủ nhưng với Quốc Ca (hay còn gọi là Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao) thì dù có làm mới theo cách thức nào đi nữa vẫn phải giữ được sự hào sảng, phơi phới mãnh liệt. Hát Quốc Ca với Tùng Dương ngoài ý nghĩa là thể hiện lòng yêu nước, còn là sự ngợi ca tôn vinh những con người Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất trong phong ba bão táp, luôn song hành giữa các giá trị truyền thống và hiện đại.

Tùng Dương bộc bạch: “Vì là Quốc Ca nên sẽ có nhiều nghệ sĩ ngại không làm hoặc đắn đo trong việc làm mới bởi dễ bị so sánh và một phần nếu làm mới quá tay có thể sẽ bị chỉ trích nhưng quan điểm của tôi thì khác. Nếu chúng ta không dám thử sẽ không tìm ra kết quả trong việc mang lại sự tươi mới trong âm nhạc theo xu hướng thời đại. Hơn nữa, ở khía cạnh nào đó sẽ bó hẹp cơ hội minh chứng cho một tác phẩm có sức sống lâu bền".

Giám đốc âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng chia sẻ: "Tôi và Tùng Dương muốn Quốc Ca trở thành món quà tinh thần đến với mọi người thời điểm này. Bởi lẽ ngay trong những khổ đau biến cố, bạn có thể chia sẻ với đồng bào thức ăn, nhu yếu phẩm. Nhưng với nghệ sĩ, còn gì đẹp hơn và cần thiết hơn, là cất tiếng nói của mình thông qua sản phẩm âm nhạc để an ủi, khích lệ mọi người, mang cho họ nguồn năng lượng mới, cảm hứng mới, cùng với họ đi qua những thời khắc khó khăn, nhiều thử thách".

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.