Tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn", tháng của quỷ đói. Trong Phật giáo, tháng này có lễ Vu Lan, một ngày lễ rất lớn để mọi người hiếu ông bà, cha mẹ.
Cũng theo quan niệm dân gian đây là tháng ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy – ngày “xá tội vong nhân” – Ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về. Vì vậy, đây cũng là ngày “âm khí xung thiên”.
Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, nhiều sản phẩm điện máy đã được giảm giá liên tục, bao gồm: Các mẫu điện thoại thông minh hay đồ gia dụng tại các hệ thống bán lẻ mới.
Cùng với đó là các mẫu ô tô cũng được giảm giá ác liệt để kích cầu, điển hình như mẫu xe Mazda CX-5 được giảm giá từ 28 đến 40 triệu đồng có giá mới của 3 phiên bản lần lượt là 999 triệu đồng, 1,039 tỷ đồng và 1,07 tỷ đồng.
Trong 2 tuần cuối tháng 8, đơn vị cung cấp xe Kia, Mazda và Peugeot tại Việt Nam đã tăng ứng ưu đãi cho một số mẫu xe lên tới mức cao nhất 110 triệu đồng, đồng thời áp dụng thanh toán linh hoạt để khách hàng có thể nhận xe ngoài tháng cô hồn mà vẫn được hưởng ưu đãi.
Do là thời điểm ế ẩm nhất trong năm, nên các nhà sản xuất thường giảm giá ác liệt để tránh sự thất bại về mặt doanh số. Nhờ đó, người dùng cũng có thể nhận được giá ưu đãi hơn nhiều so với các thời điểm khác.
Ngoài các chương trình ưu đãi để kích cầu, một số nhà phân phối còn "tung chiêu" chỉ cần đặt cọc trước để giữ khách.
Cụ thể, trong tháng 7 âm lịch, người tiêu dùng có tâm lý e ngại mua sắm, vì vậy các nhà bán lẻ ô tô chỉ yêu cầu khách hàng đặt cọc để hưởng ưu đãi còn việc ký hợp đồng và giao xe sẽ được dời sang tháng 8 âm lịch.
Điều này cho thấy tâm lý "chiều khách" và cạnh tranh gay gắt giữa các hãng xe để tranh tụt giảm doanh số.
Dù vậy, doanh số bán xe ô tô tại các cửa hàng vẫn thường giảm từ 20% đến 30% trong tháng 7 âm do tâm lý và quan niệm của người Việt Nam.