Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong tương trợ tư pháp về dân sự

(PLVN) -Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã giúp cải tiến quy trình, thủ tục và giảm bớt sức lao động của con người, đặc biệt trong bối cảnh các giao dịch về dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... có yếu tố nước ngoài không ngừng tăng nhanh.

Số lượng yêu cầu TTTP ngày càng tăng

Vào thời điểm năm 2005 số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp (TTTP) trong lĩnh vực dân sự hàng năm gửi đến Việt Nam và Việt Nam gửi ra các nước trung bình là 800-1000 yêu cầu, đến nay số lượng yêu cầu TTTP đã tăng lên 3000-4200 yêu cầu/năm (tăng gấp hơn 4 lần). Theo quy trình hiện nay, hồ sơ ủy thác tư pháp (UTTP) của Việt Nam được gửi ra nước ngoài được các cơ quan có thẩm quyền trong nước lập và gửi bằng 03 bản giấy đến Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp tiếp nhận và chuyển thực hiện ra nước ngoài 02 bộ, lưu tại Bộ Tư pháp 01 bộ. Quy trình này sẽ tốn kém các chi phí từ cơ quan lập đến cơ quan tiếp nhận là Bộ Tư pháp, gồm photo, chứng thực, bưu điện, lưu trữ, tra cứu... 

Đối với hồ sơ UTTP từ nước ngoài gửi đến, việc tiếp nhận và gửi trả kết quả bằng giấy tốn kém, việc khai thác dữ liệu và lưu trữ cũng khó khăn. Nếu cứ giữ nguyên tình trạng như hiện nay, thì các khó khăn, vướng mắc vẫn không được giải quyết; không tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTTP; thời gian khai thác dữ liệu lâu, nhiều quy trình xử lý thủ công bị trùng lặp, chưa cắt giảm được chi phí không cần thiết, chưa bám sát được chủ trương của Chính phủ về xây dựng Chính điện tử, đồng thời không tiết kiệm được nguồn nhân lực cho việc thực hiện.

Đến nay việc tiếp nhận và chuyển thực hiện các yêu cầu đi và đến đã bước đầu áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ UTTP. Tuy nhiên, phần mềm này còn những hạn chế cần tiếp tục được cải tiến, các dữ liệu chưa liên thông, các cơ quan trực tiếp thực hiện chưa thể theo dõi, tra cứu tình hình thực hiện trực tuyến qua mã số mà vẫn phải thông qua việc trả lời các văn bản giấy nên mất thời gian, nguồn lực của cả cơ quan địa phương và cơ quan đầu mối.  

Cần thiết áp dụng công nghệ số

Nếu tin học hóa hồ sơ, các cơ quan trong nước khi chuyển hồ sơ đến Bộ Tư pháp thay vì gửi 03 bộ như hiện nay sẽ chỉ gửi 02 bộ giấy đồng thời gửi 01 bản scan đến Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp sẽ đối chiếu hồ sơ giấy và bản scan và chuyển thực hiện ra nước ngoài. Trường hợp nước ngoài chấp nhận phương thức điện tử, Bộ Tư pháp sẽ chuyển bản điện tử này đến nước được yêu cầu (Bộ Tư pháp nhận kết quả điện tử và gửi lại cho cho cơ quan yêu cầu). Bản scan cũng được lưu tại Bộ Tư pháp để tra cứu và lưu trữ.

 Việc quy định như vậy mang lại tác động khá lớn về kinh tế. Cụ thể, giúp tiết kiệm chi phí lập hồ sơkhi giảm 1/3 chi phí gửi bưu điện từ cơ quan có thẩm quyền trong nước gửi đến Bộ Tư pháp (do hồ sơ đã giảm về trọng lượng); giảm 1/3 chi phí lập hồ sơ, như photo, chi phí cấp bản sao công chứng dịch thuật. Tính trung bình, mỗi năm ngân sách Nhà nước sẽ tiết kiệm được khoảng 87.000.000 đồng. Bên cạnh đó, còn giúp tiết kiệm thời gian khai thác, tài liệu sau khi gửi đi được lưu trữ trên phần mềm, việc tra cứu ở điều kiện bình thường chỉ mất chưa đến 5 giây. Trong khi đó, nêu khai thác giấy, hoạt động trên sẽ mất 5 phút – 10 phút/ mỗi hồ sơ, chi phí tương ứng mỗi năm 15.750.000đ.

Đối với các nước chấp nhận phương thức điện tử, việc gửi yêu cầu theo phương thức này sẽ không tốn chi phí gửi bưu điện từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, việc phân quyền khai thác cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước gửi hồ sơ sẽ tạo thuận lợi và nhanh chóng trong theo dõi tiến độ không chỉ cho các cơ quan, đơn vị đã gửi yêu cầu mà còn cho các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bằng thao tác tra cứu trên phần mềm, các đối tượng có liên quan sẽ có thể biết được cụ thể về tình trạng hồ sơ đang ở giai đoạn nào, cơ quan nào đang giải quyết. Hoạt động này sẽ giảm được quy trình các cơ quan này lập văn bản gửi đến Bộ Tư pháp hỏi tiến độ thực hiện và sau đó Bộ Tư pháp lại gửi phản hồi bằng văn bản. 

Việc áp dụng công nghệ số vào các hoạt động TTTP sẽ giúp bảo đảm công khai, minh bạch; khắc phục các lãng phí do tận dụng hiệu quả các nguồn lực và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác sử dụng và khai thác phần mềm quản lý hồ sơ. Chính vì lẽ đó, việc tin học hóa từng bước công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ UTTP sẽ giảm bớt được số lượng hồ sơ, thuận lợi trong theo dõi và tra cứu tiến độ, tiết kiệm không gian lưu trữ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử.   

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.